Kính chào quý vị và các bạn đến thăm trang chủ www.phamvanban.org

 

Xin kính mời bạn đọc CON NGƯỜI THỜI ĐẠI

do Con Cháu Tiên Rồng xuất bản năm 2022

 

 

 

&

 

KINH xuất bản năm 2023

 

 

 

 

 

Thời Đại Việt Nam

 

 

Vào khoảng năm  2879 năm trước Tây lịch, Quốc Gia Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm vinh nhục, bị người Hoa đánh đuổi ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn trên vùng Đất Tổ tại miền Hồ Động Đình bên giòng Sông Dương Tử… Rồi từ đó Việt Nam đã phải di chuyển để mở mang bờ cõi về Phương Nam và tính tới hôm nay là 4903 năm (2879+2024=4903) theo như Bản Đồ Việt Nam nêu trên.

Những chiến thắng oai hùng trong bao ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những sáng tạo tuyệt vời trong công cuộc xây dựng xã hội và phát triển đất nước như Chính thuyết Tiên Rồng và cơ cấu tổ chức Làng Nước là những tuyệt tác chính trị vô song của Tổ Tiên Việt Nam. Do đó Quốc Tổ và Hồn Thiêng Dân Tộc đã góp phần mình vào nền văn minh xây dựng và phát triển Đông Phương.

 

I. Việt Nam Văn Minh

 

 

Những di tích tiêu biểu lừng danh như rìu đá Xuân Lộc, Bàu Tró, Đa Phúc…với công cuộc phát minh Trống Đồng Ngọc Lữ hay Thạp Đồng Đào Thịnh (xem hình) với màu sắc tinh xảo, khoa học mỹ thuật được sáng tạo vào Thời Đại Săn Hái (Pre-History). Tiếp đến Thời Đại Nông Nghiệp (Agricultural Age) cũng có nhiều phát minh với những khoa học kỹ thuật cao như canh tác, đóng thuyền, làm đồ gốm, thêu dệt vải lụa, trồng bông của người Việt Nam chúng ta lừng danh trên thế giới.

Quả thật lịch sử Việt Nam trong hai Thời Đại Săn Hái và Nông Nghiệp, Tổ Tiên chúng ta đã không thua kém bất cứ ai, vì nhờ vào những sáng tác Định Chế Làng Nước, tức là một thể chế chính trị Dân Chủ Việt Nam được xây dựng trên tinh thần Đồng Bào của Một Bọc Trăm Con trong Chính Thuyết Tiên Rồng. Do đó Dân Tộc Việt Nam có được sống tự do tự chủ, tự túc tự cường, dân chủ tự quyết… Tổ Tiên đã áp dụng thể chế “luật nước lệ làng” và tạo nên một xã hội kỷ cương, an vui, hạnh phúc và thịnh vượng hơn bất cứ thể chế nào khác của các quốc gia lân bang.

Ví dụ, Vua Lê Thánh Tôn, chẳng những đã ban hành Bộ Luật Hồng Đức, mà còn công bố thêm 24 điều Lệ Nước và Lệ Làng để giúp cho giảm bớt nghiêm trị của pháp luật và giúp dân ít bị trị.

 

 

 

II. Việt Nam Bị Đô Hộ

 

Nhưng tiến qua Thời Đại Công Nghiệp (Industrial Age) khi người Tây Phương mang vũ khí và công kỹ nghệ đi xâm chiếm thuộc địa để khai thác tài nguyên thiên nhiên, thì hệ thống Làng Nước Việt Nam bị lâm nạn đô hộ. Bởi vì vua quan Triều Chính Việt Nam đã thiếu khả năng Tổ Chức và Lãnh Đạo, không biết nhận định thời đại và nhu cầu để áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc xây dựng và phát triển đất nước như Nhật Bản là một quốc gia điển hình.

Do đó khi thế giới tiến sang thời đại công nghiệp, thì Việt Nam lại trở thành một vị trí chiến lược trên trục đường giao thông thương mại, chạy dài từ Hải Cảng Vladivostok của Nga xuyên qua Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, đến Phi Luật Tân, Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, Ấn Độ… tới các nước Hải Đảo ở Thái Bình Dương và tận cùng là Châu Úc. Việt Nam là một bao lơn trông ra Thái Bình Dương, là một vị trí chiến lược, là một chiến trường so găng của Thời Đại Công Nghiệp, cho nên các cường quốc đã mang toàn bộ vũ khí tân kỳ và hiện đại tới Việt Nam làm chiến trường mà thử nghiệm khả năng sáng chế khoa học quốc phòng của họ, đang khi những lãnh tụ Việt Nam lại thơ ngây ấu trĩ chính trị, chỉ biết say mê quyền lực danh vọng mà thiếu kiến thức, thiếu nghiên cứu, thiếu học hỏi, thiếu phát minh về sách lược chính trị bảo vệ và xây dựng Dân Nước.

Trải qua hai thời đại văn minh nhân lọai như săn hái và nông nghiệp thì dân tộc Việt Nam đã không thua kém bất cứ ai, và càng ngày lại được ngành nhân chủng học chứng minh là Lịch Sử Việt Nam có nhiều nét đặc trưng với hơn bốn nghìn năm văn hóa và văn hiến (4903 năm). Nhưng tại sao Việt Nam không/ hay chưa thành công trong việc xây dựng và phát triển đất nước ở Thời Đại Công Nghiệp? Tiếp đến nhân loại đang bước theo làn sóng văn minh mới của Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age), thì Việt Nam chúng ta phải làm gì, ra sao và đi đâu?

Có nhiều nguyên nhân đã dẫn tới thất bại trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam, từ kinh tế cho tới các phương diện sinh hoạt của toàn dân… nhưng căn bản nền tảng là vẫn tự Con Người. Chúng ta đã đánh mất "Con Người Đồng Bào” của mình, lãng quên Chính Thuyết Tiên Rồng của Dân Tộc Việt Nam… và chính mình lại bị tha hóa, bị đầu độc, bị tiêm nhiễn bởi những trào lưu cực đoan, tư xngoại lai của Phương Bắc Phương Tây mà xa nguồn lạc gốc... khi các học giả danh nhân khoa bảng đều trích dịch tài liệu sách vở người Hoa Hán mà mang về giảng dạy cho chúng ta học hành. Ví dụ Kiều của Văn Hào Nguyễn Du sao lục Thanh Tâm Tài Nhân Thi Tập của Trung Quốc.

Rồi cứ thế cho nên bao trăm năm qua, mạch sống chính trị Dân Tộc Việt Nam chúng ta đã bị bế tắc, bị chà đạp, bị xuyên tạc, bị đoạn tuyệt và khiến cho tòan dân không còn theo kịp kiến thức thời đại. Nói cách khác, chúng ta đã thiếu một lớp người tổ chức lãnh đạo,  điều hành quản trị một thực thể với Kiến Thức Thông Toàn (Knowledge & Wisdom).

Khi người Pháp mang vũ khí công nghệ tới xâm chiếm Việt Nam, tìm thị trường tiêu thụ và khai thác thuộc địa, thì dân tộc ta vẫn còn đang sống trong thời đại nông nghiệp và ít ảnh hưởng tới đời sống công nghiệp. Mặt khác, thời đại công nghiệp đã biến Việt Nam thành vị trí chiến lược và tranh chấp công nghiệp của thế giới… phát triển tới cao điểm là thập niên 70. Khi Hoa Kỳ và đồng minh đạt được thỏa thuận kinh thương với Cộng Sản, thì họ giã từ vũ khí công nghiệp để bước sang trào lưu mới, đợt sóng mới, thời đại mới – đợt sóng thứ ba (third wave) – là Thời Đại Tín Nghiệp, từ khi Hoa Kỳ thành công trong việc phát minh máy điện tóan IBM vào năm 1953.

 Bởi thiếu tầm nhìn chính trị thời đại/ hoặc nhìn trật thời đại, cho nên nhiều lãnh tụ, nhiều tổ chức đảng phái của các đảng phái Việt Nam đã chỉ dùng cái bảng giá trị thời đại nông nghiệp mà mang ra hành xử, thì xin hỏi làm sao người Việt lại có thể thành công trong việc xây dựng và kiến thiết đất nước? Đang khi ở thời đại công nghiệp, cơ xưởng sản xuất hàng loạt theo hệ thống giây chuyền và  tạo ra vật dụng hàng ngày cho dân. Và mọi người được tự do tiêu dùng, không khan hiếm, không đầu cơ tích trữ… bởi thế cho nên dân chúng đã mang tâm trạng dư thừa trong xã hội của họ.

Chính nhờ tâm lý dư thừa, mà các mặt sinh sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục mới phát triển ổn định và điều hòa. Con người từ đó không tham lam, không đánh cắp, không lấy của công làm của tư như các thành viên của chế độ độc tài chuyên chế hiện hành, vì do bởi tâm lý thiếu hụt, tiết kiệm mà ra mà có.

Người Tây phương có kinh nghiệm, có khả năng nghiên cứu, học hỏi về tổ chức, điều hành quản trị lãnh đạo thực thể đó đã trải qua hơn ba trăm năm phát triển công nghiệp với nhiều hệ thống tổ chức khác biệt. Càng văn minh, càng phát triển lại càng có nhiều nhu cầu và hệ thống tổ chức mới được sản sinh. Hệ thống tổ chức là guồng máy gồm nhiều người, nhiều tài năng, nhiều máy móc, nhiều tiền bạc chuyển động, hoạt động.

Bởi thế, hệ thống tổ chức lãnh đạo, điều hành quản trị là phần tinh thần và đã tạo ra hệ thống cấu trúc họat động thành công, nhưng ở bề ngoài chúng ta chỉ nhìn phần vật chất, phần kết quả mà ít nhận thấy phần vô hình và tối quan trọng của tổ chức tạo ra từ ở bên trong. Những khả năng lãnh đạo điều hành này là cả một tiến trình tích lũy kinh nghiệm bản thân, được di truyền/ hay linh huấn qua nhiều thế hệ về lý thuyết và thực hành tổ chức, mà nhũng người ở phần bí mật bên trong đó đang thừa hưởng.

 

III. Kiến Thức & Thông Toàn

 

Chúng ta có thể hiểu về cơ khí, có thể xử dụng máy móc bằng cách nghiên cứu qua sách vở, nhưng nếu chỉ đọc sách mà thôi thì không thể hiểu về người điều hành lãnh đạo một tập thể chính trị. Sự khác biệt giữa sự hiểu biết về khoa học; ví dụ người điều khiển chiếc Boeing 787 phản lực khổng lồ thì khả năng huấn luyện dễ dàng, nhưng so với khả năng người điều hành công ty Boeing thì lại khác biệt, vì khả năng tổ chức và lãnh đạo lại đòi hỏi phải có một truyền thống thực hành lâu đời; do đó, khả năng nhận thức triết lý khoa học, chỉ hỗ trợ một phần trong việc điều hành lãnh đạo, chớ không thể thay thế tòan bộ khả năng tổ chức lãnh đạo, điều hành quản trị mà đòi hỏi di truyền.

Theo lý thuyết, những nước tiến sau có cái lợi là khỏi lần mò, tìm tòi, nghiên cứu, phát minh mà chỉ thừa hưởng những sáng tạo, phát minh sẵn có của các nước tân tiến. Nhưng điều này chỉ đúng về phương diện vật chất, khoa học kỹ thuật, chớ chưa phải là đáp số của sự tiến bộ thuộc khả năng và truyền thống của con người.

Các dân tộc chậm tiến chưa phát triển được khả năng tổ chức lãnh đạo, điều hành quản trị vì phải có Liên Thuộc Tính: Interpersonal Sáng Tạo Tính: Creative. Bởi thế các quốc gia chậm tiến đã thiếu nhân tài trong các lãnh vực tổ chức lãnh đạo, điều hành quản trị từ nền tảng hạ tầng cơ sở cho tới trung ương quốc gia.

 

1.   Thời Đại (Age)

 

Thời đại là khoảng cách thời gian mà nhân loại đang sống và trải qua, được đánh dấu bằng những thay đổi quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự quốc phòng. . . và canh tân cải tiến đời sống con người, gia đình, dân tộc và xã hội quốc gia. Những nhà khảo cổ thời trước đã căn cứ vào dụng cụ sản xuất chiến đấu mà đặt tên cho các thời đại như đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. . . nhưng người ta lại đặt ra câu hỏi, điều gì đã làm cho con người phát minh ra cái búa đá, lưỡi cày đồng, thanh kiếm sắt? Có phải chăng là do sức lực, trí tuệ, tâm huyết mà sáng chế ra nó?

Ngày nay, người ta chú trọng về phương thức sản xuất hơn là dụng cụ sản xuất như khi xưa, đồng thời phân biệt ra nhiều lãnh vực thời đại như săn hái, nông nghiệp, công nghiệp hay tín nghiệp:

 

- Săn Hái (PreHistory: Tiền Sử) được ước tính có khoảng 2 triệu năm.

- Nông Nghiệp (Agricultural Age) có khoảng 10 ngàn năm, bắt đầu từ 8000 năm trước Tây lịch. Nguyên liệu sản xuất của đợt sóng thứ nhất gồm ruộng đất và hạt giống (land & seeds). 

- Công Nghiệp (Industrial Age) có khoảng 3 trăm năm nay, được tính từ năm 1750 sau Tây lịch. Nguyên liệu sản xuất của đợt sóng thứ hai cũng thay đổi, nhu cầu thời đại là Vốn Liếng và Nhân Công (Capital & Labor).

- Tín Nghiệp (Information Age) là đợt sóng thứ ba được khởi đầu vào năm 1953. Nguyên liệu sản xuất cũng hoàn toàn thay đổi, nhu cầu thời đai là Kiến Thức và Thông Toàn (knowledge & Wisdom).

Mỗi thời đại, con người đã tạo ra nơi trú ngụ để sinh hoạt:

- Hang động của thời đại săn hái

- Túp lều hay căn lán (ngôi nhà thật dài) bộ lạc

- Ngôi làng của thời đại nông nghiệp

- Đô thị của thời đại công nghiệp

- Đại đô thị của tiểu bang và liên bang

- Đô thị kỹ thuật cao trong thời đại tín nghiệp ngày nay.

 

Mỗi thời đại, dân số của nhân loại cũng thay đổi và gia tăng khác biệt:

- Trăm ngàn người của triệu năm trước

- Triệu người của vài chục ngàn năm trước

- Mười triệu người của ngàn năm trước

- Một tỷ người của trăm năm trước

- Mười tỷ người của thiên niên kỷ thứ ba.

 

So sánh dân số của nhân loại chúng ta thấy dân số Việt Nam cũng thay đổi và gia tăng:

- Mười ngàn người của triệu năm trước

- Trăm ngàn người ở thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch

- Triệu người ở thế kỷ thứ 10

- Mười triệu người vào đầu thế kỷ thứ 20

- Trăm triệu người của thế kỷ ngày nay.

 

2. Vận Tốc Thời Đại

 

Mỗi thời đại của con người đều có một vận tốc riêng. Vận tốc thời đại được căn cứ vào vận tốc liên lạc và di chuyển, để làm thay đổi đời sống con người và xã hội. Vận tộc của thời đại sau nhanh hơn vận tốc của thời đại trước.

Theo mô hình trên, người ta lấy thời gian của thời đại chia cho đoạn đường 10,000 thước thì sẽ thấy nhịp tiến của nhân loại:

- Vận tốc tiến trình của con người trong thời đại săn hái với 2 triệu năm, mỗi năm tiến được 5 ly.

- Đợt sóng thứ nhất, thời đại nông nghiệp với 10 ngàn năm, mỗi năm di chuyển là một thước, tức vận tốc thời đại này nhanh hơn thời đại săn hái gấp 200 lần.

- Đợt sóng thứ hai, thời đại công nghiệp với 300 năm, di chuyển nhanh hơn 33 lần thời đại nông nghiệp.

- Đợt sóng thứ ba, thời đại tín nghiệp từ năm 1953 tới nay, di chuyển là siêu tốc, siêu âm, siêu sóng, siêu sáng!

Những dữ kiện vừa kể là số trung bình của giữa thời đại, vận tốc khi chuyển từ thời đại cũ sang thời đại mới thì chậm, nhưng cuối thời đại ấy thì lại nhanh hơn. Do đó chúng ta có vận tốc tiến trình văn minh nhân loại, càng về thời đại sau lại càng nhanh hơn:

 

- Tốc độ ốc bò của triệu năm trước.

- Rùa bò của trăm ngàn năm trước.

- Đi bộ của chục ngàn năm trước.

- Cỡi ngựa, chèo thuyền của ngàn năm trước.

- Lái xe, hỏa xa, tàu thủy của trăm năm trước.

- Đi phi cơ, phản lực cơ của vài chục năm trước.

- Bay phi thuyền không gian sắp tới.

 

Trải qua các thời đại, con người di chuyển với những tốc độ:

 

- Đi bộ 5 cây số/ giờ của thời đại săn hái

- Đi ngựa 30 cây số/ giờ, hay đi thuyền 10 cây số/ giờ của thời đại nông nghiệp

- Đi xe 60 cây số/ giờ của thời đại tiền công nghiệp

- Đi phi cơ 600 cây số/ giờ của thời đại hậu công nghiệp

- Đi phi thuyền 30 ngàn cây số/ giờ của thời đại tín nghiệp.

 

Người ta có thể nhìn thấy vận tốc của con người trên địa cầu hiện nay với những phương tiện:

 

- Nhiều nước châu Phi còn đang đi bộ

- Số nước châu Á cũng còn đang đi ngựa, đi thuyền

- Số nước đang đi xe, đi tàu hỏa, đi tầu thủy

- Số nước đi phi cơ phản lực, xe điện

- Ít nước đi phi thuyền không gian.

 

Lịch sử của các nền văn minh lớn thường ghi nhận con người lập quốc vào khoảng bốn, năm ngàn năm. Do đó xuất hiện các đơn vị chính trị trong mỗi thời đại:

 

- Gia đình, từ 1 tới 3 triệu năm, sống ở trong hang động

- Bộ lạc, từ 10 ngàn đến 1 triệu năm

- Làng xã, từ 5 ngàn đến 10 ngàn năm

- Làng nước, từ 2 ngàn đến 5 ngàn năm

- Quốc gia, từ 2 trăm đến 2 ngàn năm

- Tiểu bang, liên bang, quốc tế có từ 2 trăm năm nay

- Liên thị, toàn cầu

- Liên hành tinh.

 

3. Đức Tính Thay Đổi Qua Thời Đại

 

Đọc sách cổ thư của Phương Đông hay Phương Tây cách nay hai ngàn năm, thời đó cha mẹ đã trách mắng con cái của mình rằng: chúng bị hư hỏng. Nếu chúng ta thời nay mà đem so sánh lời các cụ thời xưa, khi bị cha mẹ khiển trách thì đều trở thành hư hỏng sao? Và rồi ngày nay, nhiều người cũng đang lập lại điệp khúc hư hỏng như nghìn xưa với thế hệ con cháu. Vậy hư hỏng là gì? Phải chăng là thế hệ trước nhìn thế hệ sau để phán xét theo quan điểm của cha anh đối với con cháu của mình.

Vì cấu trúc xã hội thay đổi cho nên gía trị cuộc sống của mỗi thời đại đều khác biệt nhau. Ví dụ đức tính ăn thịt người của thời đại săn hái, lại trở thành tội ác của thời đại nông nghiệp. Đức tính có nhiều vợ để sinh sản nhiều con cái, nhiều nhân công phục vụ trong thời đại làng nước nông nghiệp, lại trở thành lạc hậu với thời đại liên bang công nghiệp. Tổ chức triều đình hàng dọc theo nguyên tắc tôn tri trật tự của thời nông nghiệp, lại trở thành độc tài, lỗi thời đối với cấu trúc chính trị của xã hội tự do dân chủ ngày nay.

Riêng tại Việt Nam, các Buôn Thượng ở tỉnh Darlac vào đầu thế kỷ này, nếu người mẹ có con nhỏ còn bú mà mẹ bị chết, và trong buôn không còn có người mẹ nào có sữa để nuôi đứa bé, thì người cha sẽ đè cho con mình nghẹt thở để cùng chết và chôn xác chung với mẹ. Nếu để đứa bé sống, chắc chắn em nhỏ cũng phải chết vì thiếu sữa bú.

Cho nên việc giết con còn bú mà chôn theo mẹ là hành động thương con, là nhân đạo, là hợp tình hợp lý của thời đại săn hái. Và hình thức “nhân đạo” này cũng đang được đề nghị áp dụng cho những bệnh nhân vô phương cứu chữa để giúp họ không kéo dài những ngày hành hạ thân xác trong tình trạng vô sinh và đeo ống thở. Tóm lại, nhu cầu của con người và điều kiện sống tạo ra bảng gía trị của thời đại.

 

IV. Yểm Trợ Việt Nam

 

Thế giới đang thay đổi theo sự phát triển của dân số, nhu cầu thời đại, khoa học kỹ thuật, và phương tiện vận chuyển. Phương tiện di chuyển phát triển, cũng đồng nghĩa với sự thu nhỏ trái địa cầu này về mọi phương diện từ tổ chức lãnh đạo đến chính trị kinh tế quân sự... Theo dự trù khoảng vài thập niên tới phương tiện di chuyển thông dụng của loài người có thể đạt tới tốc độ 25,000 cây số/ một giờ.

Với phương tiện di chuyển nhanh chóng và hệ thống liên lạc vượt tốc độ siêu âm, siêu sóng siêu sáng của điện lưới toàn cầuchắc chắn sẽ đưa nhân loại tới một thể chế chính trị tân tiến hơn, để phù hợp với tình người trong tương lai gần, mà Hoa Kỳ có thể gọi là Tân Dân Chủ (The New Democracy), hơn nữa sức sống kinh tế của quốc gia Hoa Kỳ ắt trở thành mẫu mực cho sức sống kinh tế toàn cầu.

Vì Thời Đại Tín Nghiệp sẽ mang lại một nền kinh tế tín nghiệp, văn minh tín nghiệp, xã hội tín nghiệp, quân sự tín nghiệp… đặt nền tảng trên sự phục vụ con người, và đặt nhu cầu con người lên trên tất cả. Ngoài nhu cầu của thân xác, con người còn có những nhu cầu của trí óc, của tâm linh, của tuệ linh bao gồm như sau:

 

- Thân lực sinh động

- Trí năng tinh biến

- Tâm tình thông hiệp

- Tuệ linh vĩnh cửu

 

Những nhu cầu này sẽ làm căn bản cho nền kinh tế tín nghiệp, một khi con người đã có khả năng nhận thức những nhu cầu của nhau và biết cách phục vụ cho nhau. Bởi thế, một ngày không xa người Việt Nam sẽ tự mình giải thoát khỏi ách độc tài toàn trị, vì không ai có thể lãnh đạo quốc gia hay phát triển xã hội với những ý tưởng lỗi thời, hoặc phủ nhận gía trị thời đại của nhân loại.

Trước viễn tượng của một tương lai tươi sáng đó, chúng ta thử phác họa một chương trình phục hồi và phát huy sức sống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam trong một xã hội đồng bào, xã hội anh em, xã hội nhân bản với những nguyên lý thân thương và bình đẳng của Một Bọc Trăm Con trong truyện tích Con Cháu Tiên Rồng.

Ở đời mọi sự đều thay đổi. Thay đổi theo tốc độ thời gian, từ con người cho tới những nhu cầu cuộc sống hay cấu trúc xã hội, biên cương quốc gia, các khối chính trị trên thế giới.

Tất cả đang biến chuyển mỗi ngày một nhanh chóng, đang khi Việt Nam của chúng ta như ngừng lại, nếu không nói là đất nước đã gặp nạn nội xâm làm băng hoại, tự do bị cướp đoạt, nhân quyền bị chà đạp, và nền dân chủ truyền thống của Dân Tộc Việt bị thủ tiêu.

Hầu hết mọi người Việt Nam chúng ta đều có lòng yêu nước thương dân, và mong muốn được góp phần của mình để thực hiện việc chung, mong sao cho dân giàu nước mạnh. Thực tế Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có tiềm năng yểm trợ Đồng Bào trong việc xây dựng và kiến thiết Việt Nam trở nên phú cường, thịnh vượng trong Thời Đại Tín Nghiệp.

 

1. Người Việt Hải Ngoại có đội ngũ cán bộ trẻ, có khả năng và nhiệt tâm nhiệt huyết trong nhiều lãnh vực. Đặc biệt những người này có công ăn việc làm, và tài sản ở nước ngoài, hiểu biết luật lệ thuế vụ và không mặc cảm, không tranh dành quyền lợi, không làm giàu bất chính với đồng bào mình trong nước.

 

2. Người Việt Hải Ngoại sẽ là nhịp cầu nối kết các dân tộc tín liệu của những quốc gia tự do, dân chủ, nhân quyền và tân tiến trên thế giới. Với những kiến thức thời đại, cộng với tấm lòng yêu nước thì những người này sẽ đem hết tài nghệ phục vụ cho quốc gia dân tộc Việt Nam mà thôi.

 

3. Người Việt Hải Ngoại sẽ đóng góp tài chánh, hùn vốn hay thành lập những công ty đầu tư tại Việt Nam với mục đích vừa làm giàu cho gia đình, lại vừa xây dựng được quốc gia, mà cả vốn lẫn lời đều tăng mãi tại Việt Nam và làm ích nước lợi dân hơn bất cứ ai khác. Đó là điều kiện thực tế và hữu ích mà các công ty ngoại quốc hay thế giới đã không thể có, không thể giúp, không thể làm được.

 

4. Người Việt Hải Ngoại là nơi giúp đỡ cho các phái đoàn của chính phủ Việt Nam trong những việc nghiên cứu thị trường quốc tế, tìm hiểu nhu cầu của các quốc gia, và có thể đặc trách đại diện chính phủ ở nhiều lãnh vực. Nhằm mục đích kiến thiết phát triển Việt Nam, mà chính phủ sẽ giảm được nhiều kinh phí đài thọ.

Những người Việt này sẽ làm việc không lương vì sẵn có đủ điều kiện sinh sống. Họ còn có thể xuất tiền túi để giúp nơi ăn chốn ở và phương tiện di chuyển của các phái đoàn chính phủ Việt Nam từ trong nước ra ngoài công cán.

 

5. Người Việt Hải Ngoại sẽ giúp cho sinh viên học sinh du học có nơi tạm trú, sinh hoạt học hành với ngân khoản chi phí đại hạ giá, hoặc tặng không nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự học hành, cổ động tinh thần yêu nước thương nòi của các em.

 

6. Người Việt Hải Ngoại cũng đóng vai trò quan sát và phê bình chính phủ, đề nghị những giải pháp nhằm canh tân cải tiến xứ sở trong nhiều lãnh vực, giúp chính quyền Việt Nam có tầm nhìn rộng lớn hơn để điều chỉnh kịp thời nếu có thiếu sót, khuyết điểm.

 

7. Tiếp đến chúng ta sẽ bàn thảo về đề tài Người Việt Hải Ngoại này nhiều hơn trong một chương nói về Xây Dưng Thời Đại Tín Nghiệp Cho Việt Nam dựa trên nền tảng căn bản Chính Thuyết Tiên Rồng và cấu trúc tổ chức Hoa Tiên Rồng một cách chính trị khoa học là Con Cháu Tiên Rồng đúng nghĩa.

 

V. Kết Luận

 

Trước mắt chúng ta, Việt Nam trải qua hơn nửa thế kỷ, đã chứng minh rằng chính quyền độc tài chuyên chế maf lãnh đạo đất nước thì thất bại vì không hợp thời, hợp thế, hợp tình, hợp lúc. Cho nên đã bị thất bại về nhiều phương diện, từ giáo dục tới chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, xã hội, ngoại giao.

Thất bại nào cũng phải trả giá rất đắt, bao gồm, một là do những người cầm quyền bất tài, bất trí, bất lực và bất nhân vì họ chỉ biết tham lam và tranh đoạt quyền bính. Hai là do những người như chúng ta lại quá hững hờ và thờ ơ với đại cuộc Giúp Dân Cứu Nước và Dựng Nước, mà đứng ngoài guồng máy chính quyền để phó mặc cho dân nước chịu cảnh lầm than, đau thương, cùng khổ và bất hạnh.

Bởi thế chúng ta cần xây dựng và phát triển một thời đại tín nghiệp cho Việt Nam. Chúng ta học hỏi được gì vế thất bại của nhà cầm quyền Việt Nam? Với vận tốc siêu âm, siêu sóng, siêu sáng của Thời Đại Tín Nghiệp, thế giới tiến nhanh, tiến xa và lìa bỏ Việt Nam trên tiến trình văn minh phát triển thị xã công kỹ nghệ cao với nhân tố kiến thức làm vốn sản xuất, sáng chế, dịch vụ.

Đành rằng cuộc giải phẫu Việt Nam là cần kíp, nhưng Chính Quyền Mới cần chuẩn bị thay thế với lớp người biết tổ chức và lãnh đạo, biết điều hành và quản trị một hệ thống phục vụ cho Đồng Bào và Quê Hương. Những điều quan trọng và thiết yếu hôm nay là mọi người chúng ta cần bàn thảo học hỏi, cần huấn luyện cho nhau, cần giúp nhau hoạt đông thăng tiến và chuẩn bị chu đáo với sứ mệnh Giúp Dân Dựng Nước, Cải Hóa Con Người và Xã Hội Tiên Rồng.

 

 

Phạm Văn Bản tại Hội Trường Thánh Toma Thiện Tukwila, Washington

 

 

 

Xin mời đọc tiếp

 

 

1. Không Tạc Lộc Ninh                     2. Đức Tính Lãnh Đao

 

3. Truyền Thuyết Nền Tảng               4. Truyền Thuyết Sống Thực

 

5. Truyền Thuyết Phục Hưng              6. Nguồn Gốc Con Người

 

7. Thời Đại Con Người                        8. Thời Đại Săn Hái

 

9. Thời Đại Nông Nghiệp                    10. Thời Đại Công Nghiệp

 

11. Thời Đại Tín Nghiệp                     12. Thời Đại Việt Nam

 

 

Những tài liệu khác xin mời vào đọc trong tiết mục: Tác Phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

| Trang Chính  |  Tiểu Sử |   | Tác Phẩm |   | Hình Ảnh |   | Thân Hữu |

© 2000 Vietnamese Liberal And Democratic Organization (VLDO). All Rights Reserved

© Educational Research: Competencies for Analysis and Application