9. Thời Đại Săn Hái
Thời Tiền Sử – Pre-history

Loài
người trải qua nhiều cuộc trường kỳ tranh đấu để thay đổi, tiến hóa và
phát triển đời sống bản thân, đời sống gia đình, đời sống dân tộc, đời
sống nhân loại. Mỗi lần bước từ thời đại này tiến sang thời đại mới thì
các hình thức và cấu trúc tổ chức gia đình, đoàn thể, xã hội, văn hóa,
chính trị, kinh tế, giáo dục, ngoại giao, quân sự, luật lệ, hiến pháp cũ
cũng phải đoạn tuyệt và thay đổi tổ chức mới, cấu trúc mới, phương thức
mới, điều hành mới, sinh hoạt mới.
Tất cả đã không chuyển tiếp mà đổi mới toàn
bộ. Thời đại sau tiến nhanh hơn thời đại trước.
Bởi rằng con người biết truyền thụ kinh nghiệm cho nhau, với những gì đã
tìm tòi, học hỏi, thu lượm từ sắc nhiễm thể, giòng máu, truyền sinh và
gia tăng dân số. Từ những đơn vị cá nhân riêng rẽ ở thuở sơ khai, con
người đã tiến bộ và biết sống chung hợp thành gia đình.
Gia đình
được gọi là tổ chức đầu tiên – vì có hai người trở lên thì mới gọi là tổ
chức – nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn, tạo ra sức sống sức mạnh, tạo ra
tinh thần kỷ luật, bổn phận và trách nhiệm.
Ý thức
bổn phận trách nhiệm của con người được đề cao với đức tính sống chung
trong tập thể, gọi là tổ chức xã hội bộ tộc và phát triển ngày càng rộng
lớn hơn.
Đơn vị
chính trị của con người sơ khai khi chưa có nhu cầu sinh hoạt, chưa có
nhu cầu tổ chức, chưa có nhu cầu biên cương thì hoạt động con người mạnh
ai nấy sống, gọi là cá nhân vị kỷ.
Nhưng theo giòng thời gian, biên cương lãnh vực tổ chức xã hội bộ tộc
được ấn định do thỏa thuận của những bộ lạc trong vùng được phân chia
ranh giới rõ ràng và ghi chép lại thành văn bản, giao ước, khế ước. Bởi
thế người sống chung trong lãnh thổ đã có chung nguồn gốc, dòng giống,
ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lịch sử, văn hóa.
Con người thành lập và tổ chức gia đình đã phát sinh nhu cầu nuôi nấng,
chăm sóc, giáo dục con cái. Do đó có sự phân chia cộng việc, phân chia
khả năng, phân chia bổn phận và trách nhiệm giữa hai vợ chồng trong gia
đình.
Thời
gian nuôi nấng con người từ lúc sơ sinh cho tới khi có thể kiếm ăn và tự
lập cánh sinh đã cần một thời gian lâu dài để chăm sóc, thực tập, dưỡng
dục. Nếu chúng ta so sánh với các sinh vật hay động vật khác khi chúng
vừa ra đời đã biết kiếm ăn ngay, hoạt bát, nhanh nhẹn và mạnh khỏe hơn
con người.
Gia đình ngay từ thời đại săn hái, vợ chồng đã phân công cho nhau, một
người ở nhà làm nội trợ trông con giữ lửa, và người kia đi ra ngoài làm
công nhân kiếm ăn mang vể nuôi vợ nuôi con. Hình ảnh phân công phân
nhiệm đầu tiên của con người đã được các nền văn hóa ghi nhận, đề cao và
lập thành bảng giá trị thời đại.
I. Kinh Tế Săn Hái
Săn hái là hoạt động kiếm ăn của các loài sinh động vật, chớ không dành
riêng cho con người. Thuở hồng hoang người ta kiếm ăn bằng cách săn hái:
săn thú bắt chim, săn cá bắt tôm, săn cua bắt hến… và hái trái lươm hạt,
hái hoa đào rễ, hái lá thu mật mang về nhà cho vợ làm tiệc tùng.
Cấu trúc
xã hội cũng đơn sơ dăm cái hang động, vài ba túp lều, lẻ tẻ thôn ấp và
tạo ra nền chính trị với chế độ bộ lạc trong suốt bao triệu năm.
Kinh tế ở thời đại săn hái thì con người chỉ
cần miếng ăn thức uống, cho nên nhu cầu đời sống của họ chỉ là đám rừng,
mảnh ruộng, bãi nương, con suối… được gọi là bờ xôi ruộng mật. Vì nguồn
cung cấp lương thực hằng ngày là rừng chồi thu hoạch rau cải, bờ sông
bãi sú đánh bắt cá tôm, cánh đồng cỏ hoang bẫy thú lưới chim.
Săn hái trở thành hoạt động xã hội dễ dàng nhất, sâu đậm nhất, tiềm tàng
nhất trong huyết quản của con người đã từng trải nghiệm qua bao chục
triệu năm. Bất cứ thời đại nào, bất cứ địa vị nào, bất cứ lãnh vực nào
xưa nay con người vẫn thích săn hái, thích “cò đất,” thích quan tham.
Săn hái
là kiếm ăn có thu hoạch nhanh nhất, dễ nhất, tiện nhất vì hành nghề
không cần học hành tính toán, không nặng đầu óc suy tư, không đòi vốn
liếng đầu tư… mà có ngay, có sẵn, có của ăn vật để. Đồng thời giúp con
cháu du học, nhằm mở cửa cho mình thoát thân khi việc làm quan tham ở
trong nước bị bại lộ, bị tổng tịch đánh.
Theo
giòng thời gian, con người muốn sinh tồn thì phải tạo ra lương thực, sản
phẩm và phương tiện cải thiện cuộc sống. Người ta tìm tòi, học hỏi,
nghiên cứu phát minh và gia tăng sản xuất.
Mỗi thời
đại, lại có phương thức sản xuất mới, phát minh sáng chế những dụng cụ,
khí cụ mới.
Biên cương đơn vị chính trị của con người săn hái, được ấn định theo mức
độ an ninh bộ tộc. Có những bộ tộc ở cách xa nhau dăm ba ngày đường, tùy
thuộc vào tình trạng thực phẩm mà người ta quy định khoảng cách.
Thời kỳ chưa có văn tự, nên biên cương là sự mặc nhiên công nhận giữa
các bộ tộc lân cận.
Bộ
tộc gồm có hai yếu nhân, một người trưởng bộ tộc được gọi là “Tướng Quân”
lãnh đạo phần xác (vật chất), và một “Thày Cúng” đặc trách phần hồn (tinh
thần). Khách du lịch đến Mễ Tây Cơ thường gặp Thày Cúng của bộ tộc du
mục Mayan đốt nhang, xông hương, cầu nguyện trước cửa hang động pha lê
Riviera.
II. Chính Trị Bộ Lạc
Thuở hồng hoang con người chỉ biết trèo cây, hái trái, hoặc rình bắt
chim muông, sống trên cành cây cao hay trong hang động tránh thú dữ. Nhờ
có trí khôn con người biết chế tạo vũ khí và dụng cụ săn hái mỗi ngày
thêm sáng kiến, thêm hiệu quả, thêm thu hoạch.
Đời sống du mục nay đây mai đó, tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên,
thời tiết thuận lợi, kinh tế dồi dào.
Ngàn năm trôi qua, có những lúc bình yên êm ấm con người ngắm vũ trụ vạn
vật xung quanh để suy tư, để sáng tạo, để đặt kế hoạch và chương trình
sống. Nhìn trời cao vô tận, vực thẳm hun hút, giòng thác cuồn cuộn, hay
đồng cỏ mênh mông con người rút tia những kinh nghiệm sống.
Rồi từ những sự kiện thực tế ấy con người tìm cách trồng tỉa, chăn nuôi,
thuần hóa để bắt đầu một đời sống mới, no ấm, thanh bình, an hòa.
Từ
tâm lý an sinh của con người, nhu cầu chính trị cũng bắt đầu phải có, vì
tay làm hàm nhai, đất đai hạn chế, dân số gia tăng, cho nên xã hội bộ
lạc cần có an ninh trật tự, phân chia đất đai, tổ chức làng xã. Nhưng
nếp sống nông nghiệp chỉ hiện ra trên những cánh đồng bằng phì nhiêu,
phù sa, màu mỡ dọc theo những giòng sông lớn, con người dựng làng lập
nghiệp.
Trái lại, những nơi có núi cao rừng thẳm, sỏi đá băng tuyết, con người
vẫn phải tiếp tục săn hái mưu sinh. Điều kiện và hòan cảnh du mục con
người phải biết tổ chức đội ngũ binh bị, huấn luyện chiến đấu, thu nhập
lương thực để có khả năng sinh tồn, bảo đảm sinh kế, an toàn sinh nhai.
Thời đại
săn hái được chia thành hai sắc dân, hai xã hội, hai chế độ: du mục và
nông nghiệp. Theo khuynh hướng chính trị con người phát minh ra hai
phương thức điều hành quản trị dân nước là chế độ mẫu hệ theo văn trị,
và chế độ phụ hệ theo võ trị.
III. Chế Độ Mẫu Hệ/ Văn Trị

Tổ
Tiên dòng Trăm Việt đã sống đời nông nghiệp với thời đại thanh bình, ấm
no, hạnh phúc được diễn tả trong Truyền Thuyết Tiết Liêu của Học
Thuyết Tiên Rồng, và những vị vị vua hiền chăm lo đời sống toàn dân. Từ
khi có Việt Lịch năm 2879 trước Công Nguyên có nước Văn Lang với 18 Vua
Hùng lập quốc trong vùng phía Nam Hồ Động Đình, Sông Dương Tử và trải
dài tới miền Bắc Việt Nam ngày nay.
Đang khi xã hội bộ tộc du mục của Trung Quốc phát nguồn từ phía giòng
sông Hoàng Hà là hướng Tây Bắc của Trăm Việt.
Vào thời này nhu cầu kinh tế tiến đến đâu thì chính trị cũng thay đổi
tới đó. Mọi người trong xã hội đồng thuận với những truyền thống sinh
hoạt chung, và mỗi khi có sự đồng thuận thì đất nước có hòa bình, thịnh
vương, an lành.
Con người trổi vượt những thử thách của thời gian trong nếp sống thân
thương, bình đẳng, tương trợ cho nên nếp sống du mục hay nông nghiệp
cũng theo truyền thống. Kinh tế của con người cũng là kinh tế truyền
thống, mặc dù hai nếp sống kinh tế du mục và kinh tế nông nghiệp
khác biệt nhau.
Hai nếp sống du mục và nông nghiệp phát triển riêng biệt, nhưng rồi cũng
phải gặp nhau, vì biên cương đất đai cũng có giới hạn bởi núi cao và
biển cả. Sự khô cằn băng giá của miền đất Bắc đã đẩy con người phải di
chuyển về phương Nam, và rồi sự nguy hiểm của núi rừng trùng điệp lại
dồn con người ra hướng biển.
Khi hai nếp sống du mục và nông nghiệp đụng chạm nhau, thì những xung
đột xảy ra rõ rệt. Nếp sống du mục dựa vào săn bắn, nếp sống nông nghiệp
dựa vào trồng trọt.
Dân du mục sống trong đấu tranh, dân nông nghiệp sống trong hợp tác. Sức
mạnh của dân du mục là tiêu diệt, sức mạnh của nông nghiệp là vun trồng.
Khi những xung đột không được giải quyết bằng thương lượng, thì chiến
tranh xảy ra. Kết qủa nếp sống du mục Trung Quốc thắng cuộc bởi vì chiến
tranh là sở trường của họ.
Sự
chiến thắng của du mục người Hoa được kéo dài bằng khả năng nuôi dưỡng
của nếp sống nông nghiệp người Việt. Do đó nền kinh tế truyền thống lại
phải phục tùng một nếp sống kinh tế mới, gọi là nền kinh tế pháp lệnh.
Nền kinh
tế pháp lệnh là tổ chức cai trị một chiều. Mọi người trong một vùng phải
tuân theo lệnh của lãnh chúa. Mọi sinh hoạt kinh tế bị kiểm soát và định
đoạt bởi triều đình và nhóm người hành pháp.
Gặp vua sáng tôi hiền thì dân được hưởng nhờ, gặp vua quan độc ác thì
dân chịu đau khổ. Cấu trúc của nền kinh tế pháp lệnh mang hình Kim Tự
Tháp và thể hiện nền văn hóa Chủ -Nô (chủ nhân và nô lệ) hay còn gọi là
tổ chức theo sơ đồ ba góc vẫn tồn tại trong xã hội nhân loại ngày nay.
Cả hai nền kinh tế truyền thống và pháp lệnh tiến rất chậm, vì không có
nhu cầu cạnh tranh. Theo truyền thống thì cha truyền con nối, nhất nghệ
tinh nhất thân vinh, còn pháp lệnh thì bảo sao nghe vậy, chính quyền nói
sai thì dân chúng cũng đành nghe theo.
Nhìn chung các bộ lạc chủ yếu về nông nghiệp thì tổ chức công việc quản
trị theo chế độ mẫu hệ. Người đứng đầu bộ lạc, trưởng tộc/ hay trưởng bộ
lạc là nữ giới.
Người phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo chính trị, đang khi cánh đàn ông chỉ
là phụ thuộc và bảo sao nghe vậy. Theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ đứng đầu bộ
tộc từ trong gia đình ra ngoài xã hội như Trưng Nữ Vương, Triệu Nữ
Vương.
IV. Chế Độ Phụ Hệ/ Võ Trị
Các bộ lạc du mục thì nay đây mai đó, không có chỗ ở nhất định và đi tìm
đến vùng sữa mật để kiếm ăn sinh sống. Khi vùng đất ấy trở nên khô cằn,
thì con người lại phải đi tìm vùng màu mỡ khác.
Đời sống du mục thường gặp nhiều chướng ngại trên đường di chuyển như
thú dữ, bộ lạc hiếu chiến khác, cho nên nhu cầu lãnh đạo phải là người
có đủ sức mạnh đối phó, và nam giới được chọn làm trưởng tộc/ trưởng bộ
lạc, từ đó chế độ phụ hệ ra đời. Ví dụ Thành Cát Tư Hãn, Tổ Phụ Abraham.
So
sánh hai chế độ mẫu hệ và phụ hệ, thì chế độ phụ hệ có phần trổi vượt
hơn, lấn lướt hơn, vì dân du mục quen sống chiến đấu tranh giành, xâm
chiếm đất đai. Khi bộ lạc du mục người Hoa đến tranh đoạt thì dân theo
mẫu hệ yếu thế hơn, thích cầm kỳ thi tửu không quen chiến tranh, không
thích cảnh chém giết, nên dân nông nghiệp người Việt đành bỏ vùng định
cư mà di tản nơi khác.
Nhưng rồi đất đai cũng có giới hạn mà lòng người thì tham vô đáy, vì thế
có nhiều bộ lạc bị diệt vong hoặc đồng hóa. Thiểu số bộ lạc sống sót, vì
nhu cầu sinh tồn nên họ phải liên kết lại mà thành lập quốc gia.
Những bộ lạc du mục cũng thế, vì nhu cầu sát
nhập của các bộ lạc để đấu tranh với những bộ lạc hùng mạnh khác, cộng
thêm tình trạng dân số gia tăng, đất đai có chủ và cần tổ chức xã hội
qui mô để bảo vệ, để canh phòng cương vực sở hữu. Hình thức tổ chức
nhiều sắc dân trên vùng lãnh thổ rộng lớn.
Quyền hành nằm trong tay một người với một số thuộc hạ, hoặc họ hàng
thân thích để hướng dẫn đời sống dân trong lãnh thổ nhằm phát triển
trong trật tự và điều hòa.
Điều hành quản trị một vùng lãnh thổ lớn gọi là quốc gia, nhà lãnh đạo
chính trị của quốc gia gọi là vua. Từ đó thể chế quân chủ ra đời, tức đợt
sóng thay đổi/ thời đại nông nghiệp.
Thời đại nông nghiệp những cuộc đấu tranh chính trị đã khởi xướng. Sức
mạnh tiềm ẩn bao gồm lý tưởng, nhân sự, tổ chức và nguồn vật lực.
Ví dụ trưởng bộ tộc nghĩ rằng, nếu được trang bị nghi thức uy nghiêm
huyền bí thì ông sẽ tăng quyền lực lãnh đạo, củng cố bộ lạc, phát huy
sức mạnh chiến đấu, thực hiện lý tưởng với mộng xâm lăng bành
trướng bộ lạc rộng ra khắp vùng.
Muốn thực hiện lý tưởng bành trướng bá quyền, Tướng Quân và Thày Cúng
phải hợp tác trong việc đi tìm nhân sự, gồm những người có khả
năng học tập, khả năng hoạt động, khả năng tổ chức và sau khi các ông đã
nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và nhận định tình hình địch – bạn.
Đồng thời ông còn phải nhận định khả năng của chính ông, giữa ta và
người, rồi mời gọi những người cùng lý tưởng, cùng cấp độ, cùng khả năng
thuộc nhiều lãnh vực trong xã hội, mà họ đồng ý thực hiện chung lý tưởng
bành trướng này.
Thứ đến, những người có cùng mục tiêu, hoài bão, lý tưởng ngồi lại để
bàn thảo, đặt kế hoạch sách lược và chương trình hành động, ấn định
những điều kiện luật lệ mà những người tham gia phải tôn trọng để thành
lập tổ chức.
Tổ
chức là nơi tập hợp các cá nhân, các khả năng, các lãnh vực chuyên biệt
để tạo nên quyền lực và sức mạnh đấu tranh. Tổ chức còn là nơi đào tạo,
cung cấp nhân sự cho các mục tiêu chính và mục tiêu phụ trong công cuộc
đấu tranh. Tổ chức cung cấp nhân sự, kế hoạch hành động và là tiềm lực
của sức mạnh đấu tranh.
Nếu được trang bị lý tưởng và chính nghĩa, có nhân sự và kế hoạch hoàn
chỉnh, mà thiếu phương tiện cung ứng thì không thể thành công. Nguồn
vật lực gồm của cải vật chất (tiền bạc, vật liệu, kinh thương, hãng
xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh) đóng góp cho tổ chức làm phương tiện
nuôi dưỡng và phát triển, tức là làm cho khả năng chuyên biệt của mỗi
nhân sự thành viên được thăng tiến, phát huy và mở rộng những mặt trận
phụ.
Tất cả hỗ trợ cho chiến trường chính, mục tiêu chính, thành quả chính
theo đúng kế hoạch của tổ chức đấu tranh thắng lợi.
Tóm lại, sức mạnh
nền tảng của cuộc đấu tranh chính trị ngay từ thời đại nông nghiệp, ắt
có và đủ để thành công là lý tưởng, nhân sự, tổ chức, vật lực. Sau đó
Tướng Quân và Thày Cúng mới vận dụng thông tin tuyên truyền để được
chính danh, chiêu mộ, thu phục nhân tài gồm quân sự, tư tưởng, kỹ thuật
để tăng cường ban tham mưu và phát triển lực lượng quân sự.


Kính
mời Qúy Bạn đọc tiếp
2.
Không Tạc Lộc Ninh 3.
Đức Tính Lãnh Đao
4.
Học
Thuyết Nền Tảng 5.
Học
Thuyết Sống Thực
6.
Học
Thuyết Phục Hưng 7.
Nguồn Gốc Con Người
8.
Thời Đại Con Người 9.
Thời Đại Săn Hái
10.
Thời Đại Nông Nghiệp 11.
Thời Đại Công Nghiệp
12,
Thời Đại Tín Nghiệp 13.
Thời Đại Việt Nam
14.
Nội
Chiến Hoa Kỳ
15.
Tiếng Gọi Thanh Niên
Đọc Bài
thêm xin mở trang Tác Phẩm |