Xin kính mời bạn đọc CON NGƯỜI THỜI ĐẠI
do Con Cháu Tiên Rồng
xuất bản năm 2022
&
KINH xuất bản năm 2023
Thời Đại Nông Nghiệp
(Agricultural
Age)
Mười ngàn năm nay đợt
sóng thay đổi khi con người biết trồng trọt, chăn
nuôi, thuần hóa thú vật, xây dựng làng nước, thời đại nông
nghiệp (agriculture age) đánh dấu một bước tiến vĩ đại của nhân
loại. Trong đời sống nông nghiệp, con người phát sinh và đòi hỏi
nhiều loại nhu cầu – nhu cầu kinh tế là đất nước và hạt giống,
nhu cầu chính trị là quân chủ, nhu cầu xã hội định đoạt một bảng
giá trị thời đại làm khuôn vàng thước ngọc cho loài người.
Thời đại cũng chia thành ba giai đoạn: tiền nông, trung nông, và
hậu nông nghiệp. Biểu tượng thời đại là cái
cày. Ông tổ là Thần Nông.
Thoạt tiên con người mới chỉ sáng chế ra bắp cày trang bị lưỡi
gỗ do sức người kéo. Nhưng theo giòng thời gian vài ngàn năm sau
người ta chế tạo lưỡi đồng, lưỡi sắt thay cho lưỡi gỗ, cày đất
ruộng thâm sâu màu mỡ hơn, và dùng sức kéo trâu bò thay thế sức
người.
Con người biết vun xới trồng tỉa, làm ăn thành công nhờ sức mạnh
bắp thịt, được gọi là thời
đại cơ năng, tiêu biểu vai
u thịt bắp trai tráng nông thôn. Đời sống nông nghiệp
con người gắn bó với điều kiện thiên nhiên, khí tượng, thời tiết.
Phương Tây tính thời vụ mùa màng theo dương lịch, mặt trời đối
chiếu với các nấc thang trên kim tự tháp để tính ra niên lịch,
thời giờ, ngày tháng. Phương Đông tính thời khắc theo mặt trăng
với con nước thủy triều lên xuống, là âm lịch, và nhìn chòm sao
Thần Nông để biết thời lương cày cấy gieo trồng.
(Pyramid Chichen Itza tính niên lịch theo mặt trăng, Pyramid
Egypt Giza lại tính theo mặt trời).
Phạm Văn Bản đứng
trước Kim Tự Tháp
Con người sống phù hợp với môi trường sinh nhai quen thuộc, tuần
tự theo chu kỳ vũ trụ như trái đất xoay quanh mặt trời, mặt
trăng xoay quanh trái đất và trở thành định luật bất di bất dịch
trong cuộc sống dân làng. Cũng từ đó con người phát sinh tư
tưởng, luân lý, đạo đức, tôn giáo làm khuôn mẫu cho đời sống xã
hội.
Thơ văn phát xuất và thịnh hành từ thời nông nghiệp.
I. Kinh Tế Thần Nông
Con người biết cách làm nông, cày cấy, chài lưới và sản xuất
lương thực càng ngày dồi dào, nuôi sống gia đình. Đời sống nông
dân sung túc, thịnh vượng, gia tăng nhân khẩu thì nhu cầu đất
đai càng ngày càng hạn hẹp, do đó ràng buộc mọi người phải sống
tụ tập thành ấp thành làng để dễ dàng chia phần ruộng đất, sinh
hoạt gia tộc, nâng cao mức sống.
Cải tiến không
ngừng trong việc chăn nuôi, trồng trọt, cày cấy, dẫn thủy nhập
điền, trị nước tránh ngập… thì ông tổ Thần Nông ra đời hướng dẫn
mọi người về phương cách làm ruộng, mưa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu. Thần Nông được thờ kính ở đình làng và trong nhiều lễ
hội.
Lễ
tịch điền tổ
chức khi gặt hái, hạ
điền trước
khi gieo trồng, và cầu
bông khi lúa trổ hạt. Thần Nông còn được dùng đặt tên
cho chòm sao trên trời, giúp cho nông dân đối chiếu với con nước
thủy triều để biết tính toán thời vụ cấy cày.
II. Làng Xã Nông Nghiệp
Con người biết chế tạo vật dụng, mở rộng canh tác, sản xuất
lương thực và dẫn đưa xã hội bộ tộc tiến lên xã hội thôn ấp vào
thời kỳ tiền nông. Thời đại này con người cần ruộng đất canh tác,
cho nên cương vực lãnh thổ được đánh dấu bằng những hình thể địa
dư như sông ngòi, đồi núi có thể xác nhận.
Và khi con
người có văn tự, có bản đồ, có đo đạc ấn định trong việc phân
chia ranh giới và công nhận của hai hoặc nhiều đơn vị, thi lãnh
thổ mở rộng hay hẹp là tùy thuộc vào quyền lực chính trị. Do đó
mà có đất nước lớn hay nhỏ, làng xã rộng hay hẹp.
1. Đất Nước Nông Nghiệp
Con người tiến tới giai đoạn biết đóng tàu thuyền, ghe chài,
thuần hóa ngựa cỡi, nuôi trâu bò kéo xe kéo cày làm thay đổi bộ
mặt xã hội, di chuyển thuận lợi, vận tốc nhanh chóng. Bởi thế
nhiều làng đã liên kết thành một nước, gọi là làng xã với hệ
thống tổ chức điều hợp chính trị, triều đình vua quan, thuộc
thời kỳ trung nông với quốc gia nông nghiệp.
Quốc gia phát
triển khi gia tăng dân số và nhu cầu đòi hỏi con người phải có
hệ thống sản xuất nông nghiệp, hệ thống cung cấp thực phẩm, hệ
thống dẫn thủy nhập điền nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn
dân. Do đó triều đình phải thành lập hệ thống quân đội quốc
phòng, bào đảm an ninh và bảo vệ tài nguyên.
Theo làn sóng
văn minh nông nghiệp phát nguồn từ Trung Đông tiến qua các nước
Ai Cập, Đông Nam Châu Á… xuất hiện nhiều chiến lũy, chiến hào,
chiến đài. Phương Đông có chùa tháp lộng lẫy, phương Tây với
thánh đường đồ xộ nguy nga tráng lệ, không thua kém cung điện
triều đình vua quan.
2. Xã Hội Trung Hoa
Truyền thuyết kinh tế nông nghiệp Trung Hoa, khởi đầu từ thời
Nhà Thương, ruộng đất công nhận là của chung, của bộ tộc. Tới
thời Nhà Chu áp dụng phép
tĩnh điền, chia ruộng đất thành 9 khu hình chữ tĩnh –
khu đất ở giữa có cái giếng nước được gọi là công điền, còn 8
khu kia phát cho các bộ tộc canh tác hưởng lợi. Khu công điền
thì các bộ tộc cày cấy và nộp thuế cho triều đình nhà vua.
Tới thời Xuân Thu, Thượng Ưởng làm tướng Nhà Tần phế bỏ tĩnh
điền, áp dụng pháp
gia, xóa bờ ruộng, khai thiên mạch, hướng dẫn cách
canh tác mới và cho mọi người được quyền tư điền, nạp địa tô vật
phẩm cho triều đình, thay thế địa tô sưu dịch của phép tĩnh điền.
Thống nhất đo lường, đo đạc (hộc, thùng, cân, thước, tấc) nhờ đó
việc đánh thuế được gia tăng.
Phân cư và điều hợp các xóm làng thành huyện và cắt cử quan lại
trông coi. Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất đất nước áp dụng
chính sách trung ương tập quyền, hủy bỏ phép tĩnh điền và truất
phế thế lực của 8 bộ tộc đã từng khuynh đảo nền chính trị Trung
Hoa thời đó.
3. Xã Hội Việt Nam: Xã Hội Đồng Bào - Một Bọc Trăm Con
Bàn Thờ Đức Đinh
Tiên Hoàng tại Cố Đô Hoa Lư
Xã Hội Đồng Bào, Xã Hội Anh Em, Bọc Mẹ Trăm Con của Chánh Thuyết
Tiên Rồng, một tuyệt tác chính trị của Tổ Tiên.
Khác biệt với phép tĩnh điền của Trung Quốc, triều đình Việt Nam
áp dụng và điều hành phép
quân điền, là công điền công thổ và chia đất định kỳ
tạo ra công bằng xã hội. Chế độ điền thổ của Việt Nam, theo
nguyên tắc là của chung, của công — của vua.
Vua là người
đại diện tối thượng có quyền sở hữu và cấp phát ruộng đất cho
toàn dân. Mọi người dân đều được hưởng quyền tư hữu, lãnh đất
canh tác, sở hữu hoa lợi và đóng thuế cho triều đình.
Tới thời nhà
Trần, Lê Quý Ly lại đề xướng chính
sách hạn điền, vì dân số gia tăng và yêu cầu người
nào có hơn 10 mẫu đất, thì phải nộp số ruộng dư làm của công.
Tuy rằng nhà vua có quyền sở hữu, nhưng chủ quyền hưởng dụng do
làng xã tự quản, gọi là công điền công thổ để phân phát cho mọi
người dân làng.
Luật điền thổ
thời đó cấm không ai được quyền trao đổi, buôn bán hay sang
nhượng đất đai làm của riêng. Thời gian phân bổ ruộng vườn là cứ
mỗi ba năm, làng lại chia đất lại cho mọi người.
Vì rằng số con
cháu gia tộc trong làng tới tuổi trưởng thành khôn lớn, là tráng
đinh thì được hưởng quân cấp khẩu phần và tư hữu ruộng đất.
Ngoài số ruộng chia cho dân trong làng tự túc canh tác và có
quyền tư hữu, làng cũng còn giữ lại một số khoản đất để làm công
quỹ của làng:
a. Bút điền
là ruộng cho thuê, nộp tô dùng chi phí về sổ sách giấy tờ trong
việc điều hành quản trị dân làng.
b. Trợ điền
là ruộng trích ra nhằm thực hiện những chương trình xã hội, cứu
trợ hay giúp cho những ai gặp khó khăn trong việc đóng thuế đinh,
thuế thân.
c. Học điền
là ruộng dành giúp cho hội tư văn, có quỹ đi thuê thày dạy học
cho con em dân làng, hoặc tu bổ, mở mang thêm trường lớp.
d. Cô nhi quả phụ điền
là đất dành để giúp cho con trẻ mồ côi, góa phụ nghèo túng hay
đơn thân hoạn nạn.
Tổng quan về chính sách ruộng đất của Việt Nam là một điểm son
trong lịch sử, và khác lạ với các chính sách điền địa của Trung
Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đại Hàn.
4. Làng Xã Tự Chủ
Đặc tính Làng Xã Việt Nam là người dân tự ý tới ở, tự quy thành
làng, tự quyết cuộc sống. Tuy có nhiều cách khởi sự lập làng
khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết trong việc lập làng vẫn là
sự tự quyết và ích lợi của mọi người quy tụ, không ai buộc ai,
tự do chọn lựa.
Tụ họp thành
làng, mọi người chia sẻ cho nhau cảnh sống vui buồn sướng khổ,
giúp nhau vượt thắng những khó khăn, cùng nhau gánh vác trách
nhiệm, cùng nhau xây đắp cho đời, cho làng cho nước ngày một
thêm giầu đẹp thanh bình. Làng cũng không bó buộc ai phải cư trú
ở một nơi nhất định, người dân có thể tới ở hay tự ý bỏ đi, miễn
là chấp nhận lệ làng khi muốn gia nhập.
Khác với tổ
chức chính trị của nhiều quốc gia đương thời, quyền hạn vua quan
Việt Nam chẳng những không can thiệp vào đời sống của từng người
dân, mà cũng không xâm phạm vào nếp sống sinh hoạt của các làng.
Đối với triều đình, mỗi làng là một quốc gia thu hẹp có chủ
quyền, tự do và độc lập, việc làng thì dân chúng tự lập tự quyết.
Làng tự lập
chẳng những có ban điều hành do chính dân bầu ra, mà còn có luật
lệ theo hệ thống hương ước và hành chính của làng. Làng có ngôi
đình thờ vị Thành Hoàng, với nghi thức truyền thống tự quản.
Làng có lực lượng trị an với tiêu chuẩn thưởng phạt minh bạch do
làng quy định. Làng cũng có tài sản riêng và có toàn quyền xử
dụng ngân sách theo nhu cầu người dân trong làng.
Trong
phạm vi làng xã Việt Nam, cả quyền phép của vua quan cũng phải
kiêng nể trước hương ước, điều lệ riêng của làng, “Phép vua thua
lệ làng.” Bởi thế làng xã Việt Nam đã thể hiện một chế độ trực
tiếp do dân, của dân, vì dân hơn bất cứ thể chế chính trị nào
khác.
III. Nước Làng Nông Nghiệp
Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện người dân.
Trong truyền thống chính trị Việt, người dân không trực tiếp với
vua quan mà phải qua làng.
Trong tất cả
mọi việc từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế lính tráng của
nước, triều đình Việt Nam chỉ căn cứ vào làng, liên lạc với làng
và tùy thuộc khả năng của làng mà định phần đóng góp.
Do đó, làng là đơn vị nền tảng của cơ cấu chính trị, của chính
quyền nước. Đang khi gia đình là đơn vị nền tảng của cộng đồng
xã hội, của dân tộc.
Khác biệt với
nhiều thể chế chính trị trên thế giới, người dân Việt không phải
đơn độc đương đầu với cơ quan quyền lực, mà đã được họ hàng thân
thuộc trong làng hỗ trợ, miễn sao làng chu toàn nhiệm vụ công
tác với nước. Đối với người dân Việt, làng là bức tường che chắn,
mái ấm bảo bọc, cuộc đời bảo đảm vật chất và tinh thần, vừa thực
tế lại vừa pháp lý.
Làng thôn Việt
không phải là nếp sống tự phát hay vô tổ chức, mà được Tổ Tiên
tạo thành một thể chế chính trị độc đáo, nhân bản, tuyệt vời, là
một định chế làng nước thể hiện trong Chánh Thuyết Tiên Rồng.
IV. Đế Quốc Nông Nghiệp
Đang khi Việt Nam sống theo hệ thống làng nước trong chế độ quân
chủ pháp trị, thì nhiều quốc gia lại thực hiện “đế quốc nông
nghiệp.”
Nhiều nước
mạnh ở phương Đông hay phương Tây vào thời kỳ hậu nông nghiệp đã
phát triển kinh tế vững mạnh, tìm thị trường tiêu thụ, đem quân
đánh chiếm nước lân bang làm thuộc địa và khai thác tài nguyên
khoáng sản. Thực dân xâm lược áp dụng chính sách bành trướng và
trở thành đế quốc.
1. Chính Trị Nông Nghiệp
Những nước có nguồn gốc du mục — phụ hệ — thường chú trọng tới
sức mạnh quân sự, các mặt liên quan đời sống dân sự chỉ là phụ
thuộc. Họ tổ chức binh lực để dập tắt các cuộc nổi loạn hay muốn
thay đổi chính quyền, đề phòng ngoại xâm, mở chiến tranh xâm lấn
các nước lân bang, tiêu diệt hay cưỡng chiếm các bộ lạc chậm
tiến, chưa kịp theo đà biến đổi, cải tiến chính trị quân chủ.
Trong nước thì
họ dùng võ lực để trị dân, áp dụng hình pháp nghiêm nhặt triệt
để gọi là võ
trị.
Những nước có nguồn gốc nông nghiệp — mẫu hệ — thì chú trọng tới
việc giáo hóa, hướng dẫn chăm lo đời sống ấm no hạnh phúc của
dân, võ lực không phải là điều chính yếu trong việc tổ chức cai
trị dân. Hình thức cai trị này là văn
trị.
Thời tiền quân
chủ, các quốc gia có nguồn gốc du mục áp dụng võ
trị, nặng hình thức trừng phạt mà hình luật thì lại
vô tình. Đang khi quốc gia có nguồn gốc nông nghiệp dùng văn
trị, thì chú trọng việc giáo hóa, sửa đổi con người
và nặng tình hơn lý.
2. Quân Chủ Phong Kiến
Phong Hầu Kiến Địa cắt đất tặng cho công thần. Vua tặng thưởng
cho người có công như tiền của, tặng phẩm tặng vật hay chức vị,
để làm động lực thúc đẩy lòng hăng say của người phục vụ chế độ.
Đối với chức quan nhỏ, văn hay võ, khi có công thì được thăng
lên chức vị tương xứng. Nhưng hàng tướng lãnh, hay quan nhất
phẩm của triều đình hoàng tộc, thì tiền bạc hay chức tước đã trở
thành bình thường thứ yếu, vì mọi người đều có.
Do đó nhà vua phải cắt đất tặng cho công thần, để họ có toàn
quyền xử dụng đất đai, lối tưởng thưởng này được gọi là phong
kiến — phong hầu kiến địa.
Nhờ lối tổ chức cai trị theo hình thức phong kiến đã giúp cho xã
hội con người phát triển ổn định và điều hòa trong nhiều ngàn
năm. Nhưng sau vì có nhiều lãnh chúa hay tiểu quốc vương trên
các lãnh địa gây hấn, xâm lấn, tiêu diệt lẫn nhau trong thời
gian dài mấy trăm năm, họ đưa xã hội vào vòng hỗn loạn bế tắc.
Bởi đó mà hình thức cai trị mới ra đời từ Âu sang Á, đặc biệt là
Trung Hoa vào năm 221 trước Tây lịch, Tần Thủy Hoàng thành công
trong chính sách “Diệt
lục quốc thống nhất thiên hạ” đổi thể chế phong kiến
ra “quân chủ chuyên chế.”
3. Quân Chủ Chuyên Chế
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, sau bao trăm năm chiến
tranh giữa các tiểu vương quốc, Tần Thủy Hoàng dùng bạo lực
cưỡng chiếm các lân quốc, đặt lại quyền thống trị các lãnh thổ
chiếm được, truất phế quyền bính vua chúa và đổi chế độ phong
kiến thành ra chế độ quân chủ chuyên chế. Ông tập trung tất cả
các quyền hành, thống nhất chữ viết, tiền tệ, dụng cụ đo lường,
luật pháp và sách vở vào tay ông, gọi là hoàng đế.
Những phần
lãnh thổ chiếm được, ông chia làm quận huyện và bổ nhiệm quan
chức triều đình cai trị, và trực thuộc bộ máy cầm quyền thống
nhất Trung Quốc. Song hành với chế độ có nguồn gốc du mục dùng võ
lực của Trung Quốc, thì ở phương Nam chế độ quân chủ
dùng văn
trị do Tộc Việt lãnh đạo, được hưởng thái bình an lạc
trong 2500 năm.
Khoảng thời
gian này, Lịch Sử Tộc Việt chỉ có 3 lần chiến tranh xảy ra (1)
Ân Cao Tôn đem quân xâm lấn và toàn dân Việt vùng lên đánh đuổi
(2) Việt Vương Câu Tiễn đánh bại Ngô Vương Phù Sai trả hận bị
vây hãm ở núi Cối Kê (3) Chiến tranh giữa hai sắc tộc Trăm Việt,
là Việt Vương Triệu Đà chiếm đất An Dương Vương Thục Phán ở
thành Cổ Loa. Bởi thế mà có an dân thịnh nước và Chính Thuyết
Tiên Rồng ra đời với những truyền tích trong Lịch Sử Dân Việt.
4. Tiến Trình Xã Hội
Vợ
chồng tác giả thăm viếng Nha Trang
Con người đã phải trải qua bao giai đoạn lang thang trên cánh
đồng hoang vắng, sống cô đơn bao ngàn năm săn hái để biết kết xã
trong thời kỳ hậu nông nghiệp. Từ xã hội đơn sơ dăm ba người
ngày trước, tới khi thành lập làng xã có vạn triệu dân là một
tiến trình dài phát triển hai hệ thống, xã hội công quyền và xã
hội dân sự.
Xã được
hiểu theo nghĩa rộng là tổ chức thân thiện của loài người, và
theo nghĩa hẹp là một nhóm người có chung quyền lợi, đặc tính
hợp lại thành tổ chức được gọi là hội.
Cơ cấu xã hội tăng dần, từ tổ chức bộ bộ lạc phát triển thành
làng xã nông nghiệp.
Khi con
người tiến sang thời kỳ tiền kỹ nghệ, các miền hay tỉnh có khả
năng tự
trị trở thành tiểu bang trong liên bang Hoa Kỳ hay Úc
Ðại Lợi, hoăc tỉnh bang Gia Nã Ðại, mục đích hợp tác và tranh
đấu cho quyền lợi, cho tự do, cho tự chủ của tiểu bang/ tỉnh
bang.
Con người có những tổ chức sinh hoạt riêng tư, tuy nằm trong hệ
thống công quyền, nhưng hoạt động riêng tư không bị chính quyền
chi phối – phép vua thua lệ làng, được gọi là xã hội dân sự. Xã
hội dân sự cũng được gọi là xã hội tư, khi một nhóm người không
liên quan đến chính quyền thành lập hội đoàn. Sự hoạt động của
hội không nguy hại chính quyền, không tranh giành quyền bính, mà
còn phục vụ cho cộng đồng xã hội.
Xã hội khởi
thủy chỉ có một cơ cấu tổ chức bao gồm chính trị, văn hóa, quân
sự, tôn giáo, y tế, giáo dục… nhưng qua thời gian dân số gia
tăng, các lãnh vực sinh hoạt được chuyên môn hóa, số người làm
nghề nghiệp mới, tạo ra tổ chức xã hội dân sự (civic society).
Hợp Tác Xã
(cooperative) là xã hội hợp tác hoạt động kinh tế và kinh doanh,
không tìm kiếm lợi nhuận, và chỉ hợp tác để tiêu thụ. Những
người tiêu thụ đoàn kết để giảm chi phí, tránh các giai đoạn
trung gian, phân phối hạ giá mua hàng hóa, bằng cách làm chủ cơ
sở, hàng hóa do họ chung nhau tạo dựng và mua sắm.
– Năm 1761 một nhóm
thợ dệt Anh quốc hợp nhau để mua chỉ dệt và bột mì. Họ lập bộ
phận mua hàng hóa và phân phối đến các thành viên.
– Năm 1795,
1400 người ở Hull, Anh Quốc lập hợp tác xã nhà máy xay bột để
đáp ứng nhu cầu của thành viên. Sự lợi ích của hợp tác xã tăng
nhanh, vào thập niên thứ ba thế kỷ 19, ở Anh quốc, đặc biệt ở
những vùng kỹ nghệ, hợp tác xã tiêu thụ ra đời, về sau phát sinh
ra hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã dịch vụ.
– Hình thức
hợp tác xã được cải tiến vào năm 1844, khi 28 thợ dệt nghèo ở
Rochdale, Anh quốc thành lập hội tương trợ, được gọi là Hội Công
Bằng Tiền Phong Rochdale (Rochdale Society of Equitable
Pioneers. Với sáng kiến này, hội lập tiệm tạp hóa và buốn bán
thành công thịnh vượng.
– Năm 1863 Anh
Quốc có hơn 400 hợp tác xã theo kiểu mẫu của Hội Rochdale. Kể từ
đó phong trào hợp tác xã lớn mạnh, trở thành kiểu mẫu cho thế
giới. Đến giữa thế kỷ 20 có 2400 hợp tác xã các loại, và hợp tác
xã bán sỉ là cơ quan phân phối lớn nhất ở Anh quốc.
– Thụy Điển
phong trào hợp tác xã cũng thành công trong lãnh vực tiêu thụ,
phân phối sản phẩm kỹ nghệ và là động lực của kinh tế nước nầy.
Hợp tác xã ở Thụy Điển còn được gọi là “con đường trung dung” để
phân biệt giữa xí nghiệp do cá nhân làm chủ và xí nghiệp của
chính phủ điều hành.
– Phong trào
hợp tác xã tiêu thụ được thành lập tại Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20.
Kể từ năm 1920 hợp tác xã được áp dụng vào các lãnh vực như tiệm
tạp hóa, bánh mì, tiệm ăn, nhà máy điện, bảo hiểm, ngân hàng…
cạnh tranh thành công với các cơ sở kinh doanh tư nhân. Hợp tác
xã nông dân là mạnh nhất ở Hoa Kỳ.
– Ngoài các
hợp tác xã tiêu thụ, sản xuất chúng ta thấy hiện nay có các hợp
tác tín dụng, hợp tác bảo hiểm, hợp tác y tế, mai táng là những
hợp tác xã lớn tại Hoa Kỳ.
– Liên
Minh Hợp Tác Quốc Tế (International Cooperative Alliance, ICA)
được thành lập năm 1895, đến thập niên 1980 tổ chức có 355 triệu
thành viên, có tiếng nói ở Liên Hiệp Quốc.
– Người Trung Hoa đi lập nghiệp ở hải ngoại, đã thành lập các
bang, như bang Triều Châu, bang Phúc Kiến… Các bang này là “xã
hội dân sự” hoạt động độc lập đối với chính quyền cũng như với
dân bản xứ. Các xã hội sắc tộc chú trọng đến buôn bán, thành
công, và có truyền thống thương mãi cao hơn dân bản xứ. Từ đó họ vươn
lên giữ quyền kiểm soát kinh tế, tài chánh của một số tiểu bang
ở Hoa Kỳ hay Úc Đại Lợi, hoặc tỉnh bang Gia Nã Đại là nơi nhiều
người Hoa cư ngụ.
Còn ngành làm
móng của người Việt ở hải ngoại thì sao, bao giờ có hợp tác xã?
Câu hỏi còn chờ một tiểu luận trả lời.
V. Kết
Luận
Tóm lại, đợt sóng nông nghiệp bắt đầu chìm xuống ở cuối thế kỷ
17 tại châu Âu, khoảng năm 1750 kỹ nghệ bắt đầu ở Anh Quốc, tạo
đợt sóng thứ hai tràn ngập cả nước, cả lục địa, cả toàn cầu với
nhiều tốc độ nhanh chậm khác nhau, vài trăm năm so với vài nghìn
năm thời đại nông nghiệp.
Tháp Bà ở Nha Trang và Tôn
Giáo phát sinh từ Thời Đại Nông Nghiệp
Xin mời đọc tiếp
1.
Không Tạc Lộc Ninh
2. Đức Tính Lãnh Đao
3.
Truyền Thuyết Nền Tảng
4.
Truyền Thuyết Sống Thực
5.
Truyền Thuyết Phục Hưng
6.
Nguồn Gốc Con Người
7.
Thời Đại Con Người
8. Thời Đại Săn Hái
9.
Thời Đại Nông Nghiệp
10.
Thời Đại Công Nghiệp
11.
Thời Đại Tín Nghiệp
12. Thời Đại Việt Nam
Những tài liệu khác xin mời vào đọc trong
tiết mục:
Tác Phẩm
|