|
||||
Truyền Thuyết Sống Thực
Đoàn Kỳ Phúc Đức (Xin mở những kết nối)
Chúng ta vừa mở cửa kho tàng văn hóa Việt, tìm lại báu vật là gia tài Tổ Tiên dành để lại cho con cháu, là Chính Thuyết Tiên Rồng. Sau đây chúng ta tiếp tục đào sâu hai truyền tích Tiết Liêu và An Tiêm tới tận ý nghĩa thâm thúy nhất, có thể có. Chúng ta cũng rút tỉa kinh nghiệm về việc Dựng Nước – Dựng Làng của hai chàng rồng này, và cũng đừng quên chuyện “tiên nào rồng nấy” nhé.
4. Truyền Thuyết Tiết Liêu Nguyên Lý Lập Nước
Nếu như Chử Ðồng đề ra nguyên tắc phát triển xã hội, thì Tiết Liêu định đặt việc Thịnh Nước An Dân. Vua Cha muốn truyền ngôi, đã hướng dẫn chúng ta đi tìm lễ vật dâng kính Tổ Tiên. Đang khi nhiều văn hóa khác lại cổ vũ bạo lực, điều binh khiển tướng đi chinh phục lân bang và kiếm nhiều thủ cấp của dân láng giềng, cướp của giết người, hoặc bắt người về làm nô lệ. Trước hết, Tiết Liêu có tinh thần dân tộc (thờ kính Tổ Tiên), làm con hiếu thảo (đặt gia đình là nền tảng căn bản, là gốc của nước như Trầu Cau), không màng sang giầu nhưng biết lo cho dân (lấy gạo làm căn bản cuộc sống ấm no của dân). Có sáng kiến và phát triển kinh tế (gạo nấu cơm để lâu dễ thiu, nhưng làm bánh dày bánh chưng thì để dành trong thời gian dài hơn), lại mang đầy đủ ý nghĩa của đạo Trời đạo Ðất. Xin hỏi con người như thế không thịnh nước an dân sao? Không xứng tầm tổ chức và lãnh đạo chính trị? Khi các hoàng tử lên đường đi tìm của lễ vọng ngoại phương xa, Tiết Liêu vì hiếu chàng ở nhà (stay home) lo cho mẹ lâm bịnh dịch Cô Vi. Vì bình tâm sáng tạo, cho nên Tiết Liêu đã gặp Tổ hiển hiện và chỉ cách làm bánh dày bánh chưng cho chàng, lại mang đủ ý nghĩa đời sống Đạo Đức Tiên Rồng của toàn dân. Vâng Lời Tổ, Tiết Liêu làm bánh dày bánh chưng là chàng đã đem hết tâm thành, hết tài trí, hết sức lực để thực hiện truyền thống đạo đức siêu việt của dân tộc. Chẳng những Tiết Liêu làm ổn định đời sống người dân, mà còn biết xử dụng quyền lực nhằm bảo đảm và giảm bớt những cách ngăn, những chướng ngại trong cuộc sống chung. Chàng dùng luật lệ giúp mọi người thực sự san sẻ tài năng của cải cho nhau, nhằm thoát nạn bất công hay cách biệt giầu nghèo như bao xã hội hiện hành. Dấu chỉ của độc tài thống trị là hận thù chia rẽ, đấu tranh giai cấp, chia dân để trị. Để đạt đến quyền lợi cai trị, nhà cầm quyền làm phân tán đại chúng, làm cho người dân trở thành đơn độc, bơ vơ, lạc lõng không nơi nương tựa. Và khi dân chúng trở thành con số đơn độc như an sinh xã hội, thì lúc đó quyền lực thống trị dễ bề thao túng áp bức và chiếm đoạt tài sản quốc gia mà đặc quyền đặc lợi. Tiết Liêu cũng xử dụng quyền lực, tuy có thể gây phiền toái cho số người, nhưng cần thiết để bảo đảm cuộc sống chung, giúp mọi người thừa hưởng lợi ích, tạo cuộc sống chung, cộng đồng đồng tiến trong một Xã Hội Đồng Bào. Và từ đó toàn dân kết thành một khối đồng nhất, đồng thuận với chính quyền để tạo dựng nếp sống hương vị, dinh dưỡng, tồn tại lâu đời. Cái tài của Tiết Liêu, của người làm việc nước là “Tài biết tin tưởng vào dân nước, Tài giúp dân sống thực truyền thống dân tộc, Tài thấu hiểu nhu cầu thực tế của dân, Tài cải tiến cuộc sống người dân.” Trong hoạt động phục vụ dân mước, với 4 tài năng, thì tài cải tiến cuộc sống người dân là công tác thực tiễn và đa đoan. Tiết Liêu chẳng những nấu xôi chín, tức là làm cho cuộc sống người dân đầy đủ đúng mức, mà cố gắng quết giã cho tất cả trộn lẫn vào nhau, và xôi quánh lại một khối thơm ngon. Nghĩa là chúng ta dùng quyền lực làm cho mọi người cùng nhau chia sẻ tài năng và của cải, giúp đỡ đùm bọc nhau trong đời sống Tiên Rồng, ở thời bình cũng như thời loạn.
5. Truyền Thuyết An Tiêm Nguyên Lý Lập Làng
Chuyện qủa dưa đỏ đã hình thành bài học dựng làng. Thà bị Vua Cha đày oan còn hơn là trốn theo tầu buôn về đất liền làm giặc. Nhưng khi có được thành qủa lao động với những trái dưa hấu là loại của ngon vật lạ ở nơi hải đảo xa xôi, An Tiêm đã gởi về dâng vua biếu nước. Từ đó dân ta, đặc biệt vùng miền khô cát nóng có được món ăn tươi mát, bổ dưỡng, thơm ngon. Chàng rồng này chẳng đáng mặt thịnh nước an dân sao? Dưới khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể nói Tiết Liêu phát triển trên đất, nội địa thì An Tiêm phát triển vùng biển, ngoại thương. Việc phát triển Nước của Chử Đồng thì người chủ động là thành phần Tiên (Tiên Dung). Nhưng trong việc phát triển Làng, tuy cũng là Tiên Rồng nhưng phần chủ động và đặc trách công tác lại khác biệt nhau, đó là thành phần Rồng. Tiên chủ động trong việc Phát Triển Nước, là yếu tố Trường Cửu, truyền thống dân tộc, lòng dân song hiệp với nước là chính yếu, là động lực nhằm vận động mọi người xây dựng kiến thiết quốc gia. Cũng vậy, việc Phát Triển Làng và đời sống người dân, tuy cần có sức sống và tinh thần chung của dân tộc, nhưng thành phần Rồng chủ động. Và An Tiêm nhấn mạnh tới cuộc sống thực tế, tài năng của cải trước mắt, là yếu tố Biến Hóa. Theo truyền tích: “An Tiêm con nuôi của Vua Hùng bị đày ra đảo hoang,” Tổ Tiên giới thiệu quan niệm đặc biệt về vị trí của người dân lập làng, bị đày ra đảo hoang xa cách triều đình. An Tiêm tự lực cánh sinh, tự túc tự cường, tự chủ tự quyết thì lúc đó dân tộc mới có tự do dân chủ và nhân quyền. Với truyền thuyết An Tiêm, Tổ Tiên giới thiệu nếp sống đặc biệt của làng thôn Việt Nam. Khác biệt với tổ chức chính trị của các văn hóa khác, quyền hạn vua quan ta chẳng những không can thiệp trực tiếp vào đời sống từng người, mà cũng không xâm phạm vào nếp sinh hoạt của làng thôn. Đối với triều đình, mỗi làng được xem là một hải đảo ở tận ngoài biển khơi, người dân phải tự quyết tự lập cho chính mình. Đây chính là chế độ tự do dân chủ thực sự của làng xã Việt, bởi “Phép vua thua lệ làng.” Nếu chỉ để thu tích của cải lợi lộc vật chất, dù dưới bất cứ hình thức nào như chủ trương của xâm lăng đế quốc, tư bản hay cộng sản thì cũng không giúp ích gì cho con người, mà còn tạo ra cho chúng ta thêm khốn khổ, biến chúng ta thành nô lệ, thú tiến bộ hay sinh vật kinh tế. Làng Nước Việt Nam là một hệ thống cấu trúc sinh hoạt độc lập tư do. Nếp sống thân thương bình đẳng, làng thôn tự thành nơi bảo toàn lực lượng dân quân, bảo vệ, nung đúc tinh thần yêu nước của toàn dân, và cũng là nơi bảo tồn đời sống dân chủ thuần túy trong thời bình cũng như thời loạn. Đặc tính của định chế Làng Nước, là người dân tự ý tới ở và quy tụ thành làng. Tuy cách khởi lập có khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết trong việc dựng làng là lợi ích tự quyết của những người quy tụ, chớ không dùng quyền hành mà bắt buộc ai. Làng được thành lập không chỉ vì lợi ích vật chất, biến nơi khô cằn hoang vu thành miền phì nhiêu trù phú, mà còn vì lợi ích tinh thần. Làng giúp cho người dân thoát nạn sống cảnh bơ vơ, thiếu nơi nương tựa, giúp cho mọi người có cuộc sống ấm no xum hợp trong một xã hội anh em Đồng Bào. Tụ họp thành làng, mọi người chia sẻ cảnh sống vui buồn sướng khổ có nhau, giúp nhau vượt thắng những khó khăn, cùng nhau gánh vác trách nhiệm, cùng nhau xây đắp cho đời, cho làng cho nước ngày thêm giầu đẹp. Và cũng không một thường dân nào bị bó buộc phải cư trú tại một nơi nhất định; dân chúng có thể tùy thích tới ở hay tự ý bỏ đi, miễn là tự quyết và chấp nhận Lệ Làng là nơi mình muốn gia nhập cư ngụ. Khác với tổ chức chính trị của nhiều quốc gia, quyền hạn vua quan Việt chẳng những không can thiệp vào đời sống từng người dân, mà cũng không xâm phạm vào nếp sống sinh hoạt của các làng thôn. Đối với triều đình, mỗi làng Việt là một quốc gia thu hẹp có chủ quyền và độc lập; việc làng thì dân chúng tự lập và tự quyết. Làng tự lập, có một ban quản trị riêng do chính dân bầu ra, điều lệ riêng cho hệ thống hành chính của làng. Làng có một ngôi đình để thờ Thành Hoàng riêng, với nghi thức tế lễ do truyền thống riêng. Làng có tổ chức trị an riêng với tiêu chuẩn thưởng phạt do làng quy định. Làng cũng có tài sản riêng và toàn quyền xử dụng ngân sách theo nhu cầu. Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện người dân. Theo truyền thống chính trị Tiên Rồng, người dân không trực tiếp với vua quan mà qua làng trong tất cả mọi việc, từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế, lính tráng. Nước chỉ căn cứ vào làng, liên lạc với làng, và theo khả năng của làng mà định phần đóng góp. Làng thôn Việt Nam không phải là nếp sống ngẫu nhiên, mà được Tổ Tiên tạo thành một thể chế chính trị độc đáo, nhân bản tuyệt vời và được gọi là Định Chế Làng Nước. Tổ Tiên phân biệt rõ ràng hai loại công tác chính trị, việc làng việc nước là hai việc khác nhau, khác biệt từ phần chủ động tới cấp độ dấn thân, khả năng tài trí, và các vấn đề nhu yếu khác. Bởi thế chúng ta có hai loại công tác làng và công tác nước. Người dân ai cũng có thể làm việc làng, và ai cũng có quyền can dự vào việc tổ chức, điều hành, bầu cử, hay quyết định của làng. Nhưng để đủ tầm vóc để làm việc nước thì người đó phải học hành ở trường sở, phải thông thạo những khoa chính trị thịnh nước an dân, và thi cử như thi hương, thi hội, thi đình để xác định khả năng tài trí của người làm quan. Với chủ trương chính đáng về bổn phận của người lãnh đạo, vua quan trong thể chế làng nước, việc chung được quan niệm và thực sự là việc giúp ích cho mọi người. Khi vua quan đem hết tâm hồn và tài trí chăm lo cho tòan dân hạnh phúc, và khi người dân được thực sự sống trong tự do dân chủ đúng nghĩa, thì đóng góp vào việc chung là một đồng tâm hiệp lực, một tương trợ cần thiết để bảo đảm cho hạnh phúc chung của nhau. Đi làm việc chung chính là ta đem tài trí giúp ích cho đời. Tuy nhiên, nhiều khi việc chung cũng vượt quá nếp sống thường ngày và ít mang lại kết quả lợi lộc trước mắt. Vào thời loạn, gánh vác việc chung còn kèm theo cả nguy hiểm tánh mạng, do đó việc chung thường đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng, và cũng thường làm nhiều người ái ngại. Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy rằng vua quan cũng xây thành, nhưng thành thị không phải là nơi tập trung sức nước. Thủ đô hay thủ phủ cũng chỉ là cái làng lớn với số cơ sở thích ứng, cần thiết cho nhu cầu hành chánh, nghi lễ ngoại giao. Khi nguy cấp, vua quan sẵn sàng bỏ thủ đô mà về chiến đấu trong địa bàn làng xã mà chống giặc cứu nước, và không ảnh hưởng tới dữ kiện mất nước. Do đó làng là trung tâm sinh hoạt tự lập tự chủ của mọi người dân, mà cũng là sức mạnh của toàn thể đất nước. Dưới khía cạnh quân sự làng là nơi đào tạo huấn luyện toàn dân trở thành nghĩa sĩ, có hệ thống canh gác nghiêm nhặt, có lớp người túc trực, có những lò võ thuật tạo ra nhiều cấp lãnh đạo chỉ huy tài ba. Làng cũng là nơi phát xuất sức mạnh dân tộc về mọi phương diện.
6. Truyền Thuyết Vọng Phu Nguyên Lý Lập Gia
Trên quê hương ta, nhiều núi đá được gọi là Hòn Vọng Phu. Từ Đồng Đăng ở Lạng Sơn, xuống tới Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa, vào mãi tới Hà Tiên, và ra tận Côn Sơn, nơi nào cũng có Hòn Vọng Phu. Trên khắp đất nước và trong suốt dòng lịch sử, không có một sự tích nào lại được đem đặt tên cho nhiều danh sơn thắng cảnh là Hòn Vọng Phu. Sự phổ biến sâu rộng của chuyện tích, và nhất là việc trở thành địa danh cho nhiều đồi núi trên tòan đất nước, chứng tỏ truyện tích Vọng Phu đã chiếm một địa vị quan trọng trong tâm hồn và nếp sống dân Việt. Ngòai ra, cũng như Người Em trong truyện tích Trầu Cau, nàng Vọng Phu cũng hóa thành đá. Chuyện người hóa đá, nhất là hóa thành ngọn núi cao, là dấu chỉ của biểu tượng những bài học quý báu của Tổ Tiên.
- Tình Yêu Thể Hiện
Đứa con vừa là hình ảnh hạnh phúc gia đình, vừa là biểu hiệu của vinh dự và trách nhiệm, vật chất lẫn tinh thần, của những người được diễm phúc sinh dựng thêm một Con Người. Với đứa con, tình yêu phối hợp của hai vợ chồng được sống thực và kết quả. Nơi đứa con, hai cuộc sống, hai tâm hồn, hai con người, đã hòa hiệp thành một cuộc sống tự tại mới. Đứa con là tình yêu thể hiện của hai vợ chồng, là thực tại của Tiên Rồng song hiệp. Vì vậy, chẳng những đứa con đã không ngăn trở, mà còn tăng thêm sự kết hiệp của hai vợ chồng, trong tình yêu cũng như trong cuộc sống.
- Chức Năng Nam Nữ
Hai vợ chồng vui sướng bên đứa con thơ, cuộc sống thật tuyệt vời. Nhưng hạnh phúc của gia đình đầm ấm đã không làm hai người quên những bổn phận khác. Đã quen với nếp sống nâng đỡ đùm bọc nhau của đại gia đình và của làng xóm, họ nhận biết rằng sở dĩ họ được yên vui là nhờ nhiều người khác đang tham gia vào việc chung, đang đánh giặc ngòai tiền tuyến để giữ làng giữ nước, để giúp cho họ có được một cuộc sống tự do thanh bình ở hậu phương. Cũng vì vậy họ luôn luôn sẵn sàng đóng góp phần họ. Và rồi, khi tới dịp, người chồng đã ra đi làm bổn phận công dân. Ở các văn hóa khác, việc làng nước, việc chung thường được coi là công tác phục vụ cho giai cấp thống trị. Trái lại, trong văn hóa Việt, với chủ trương chính đáng về bổn phận vua quan và thể chế làng nước. Việc chung được quan niệm và thực sự là việc giúp ích cho mọi người. Khi vua quan cư xử như cha mẹ, đem hết tâm hồn và tài trí chăm lo cho người dân được hạnh phúc (Chữ Đồng, Tiết Liêu), và khi người dân được thực sự sống trong tự do và dân chủ đúng nghĩa (An Tiêm), thì đóng góp vào việc chung chính là một đồng tâm hiệp lực, một tương trợ cần thiết, để bảo đảm nếp sống hạnh phúc chung của nhau. Đi làm việc chung chính là đem tài trí giúp ích cho đời. Tuy nhiên, việc chung nhiều khi lại vượt quá nếp sống thường ngày và ít có kết quả lợi lộc ngay trước mắt. Vào thời lọan, gánh vác việc chung còn kèm theo cả nguy hiểm tánh mạng. Do đó, việc chung thường đòi hỏi tầm nhìn xa rộng, và cũng thường làm nhiều người ái ngại. Vì vậy, việc cưỡng bách, dưới một số hình thức, cũng là chuyện thường tình. Và cũng vì vậy, dấn thân làm việc chung luôn được mọi người coi là một hành động đáng khâm phục.
- Việc Nhà
Truyện tích Vọng Phu chú trọng đến người vợ hiền đang ở lại nhà. Tâm trạng và công việc của người ở nhà cũng không phải nhẹ nhàng. Chồng đã ra đi, người vợ phải tự lo liệu cho cuộc sống của chính nàng. Trước kia, khi chồng ở nhà, có nhiều việc nàng không cần động tay, không cần nghĩ tới. Giờ đây, một mình nàng phải cáng đáng tất cả. Trước kia thì chồng cày vợ cấy, bây giờ để em cày em cấy mặc lòng em đây. Công việc chẳng những nặng nhọc hơn, mà còn cô quạnh buồn tẻ hơn nhiều. Nỗi cô đơn đó còn tăng thêm gấp bội, khi nàng còn phải một mình chăm sóc con thơ. Chẳng những phải lo ăn mặc, thuốc men mà còn phải dạy dỗ cho con nên người. Trước kia nàng chỉ là bà mẹ hiền, giờ đây nàng phải gánh luôn vai trò của người cha nghiêm… Công việc, trách nhiệm và nỗi cô đơn vây bọc người ở nhà. Ngoài ra, nàng còn có trách nhiệm đối với đại gia đình. Dĩ nhiên, nàng cũng được họ hàng thân thích giúp tay đỡ đần. Nhưng không phải vì vậy mà nàng có thể quên phần vụ của mình trong đại gia đình. Lấy chồng gánh vác giang sơn nhà chồng.
- Chia Nhau Công Tác
Ở thời suy thoái, quan niệm gái việc nhà trai việc nước đã bị cực hóa đến độ phụ nữ bị nhốt trong bốn vách tường. Trong khi đó, đàn ông lộng hành, coi mình vượt xa trên nữ giới. Tuy nhiên, ca dao tục ngữ, cũng như quan niệm về nếp sống bình dân, tức là những phản ảnh trung thực của văn hóa Việt, luôn luôn thể hiện tinh thần Vọng Phu.
Ca dao Việt Nam
- Anh đi em ở lại nhà Hai vai gánh vác mẹ gìa con thơ Lầm than bao quản nắng mưa Anh đi anh cố chen đua với đời - Anh ơi phải lính thì đi Cửa nhà đơn chiếc đã thì có em Tháng chạp là tiết trồng khoai Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư gieo mạ thuận hòa mọi nơi Đến khi gặt hái xong rồi Trời đổ mưa xuống nước trôi đầy đồng Anh ơi giữ lấy việc công Để em cày cấy mặc lòng em đây
Người vợ Việt luôn ý thức rõ ràng bổn phận của mỗi người, của chồng cũng như của chính nàng, đối với việc chung. Nhưng nàng cũng ý thức rằng trong thực tế, chàng có nhiều điều kiện hơn nàng để lo việc chung, cũng như nàng có nhiều thuận lợi để lo việc nhà hơn chàng. Vì vậy, thay vì mỗi người phải tự mình làm tròn nhiệm vụ vừa đối với nhà vừa đối với nước, người phụ nữ Việt đã mạnh dạn thúc dục chồng ra đi lo việc nước, gánh thêm phần vụ việc chung của nàng, trong khi nàng khẳng khái đứng ra lãnh phần chu tòan việc nhà thay cho chàng. Mỗi người tùy theo cấu trúc và điều kiện thuận hợp riêng, mà chu tòan công tác ứng hợp với khả năng mình. Chính nhờ chia nhau công tác, nhờ phân công theo chức năng, mà cuộc sống bớt khó khăn, bớt nặng nhọc, và thêm vui tươi, thêm trọn vẹn, thêm hạnh phúc.
- Bổ Túc Hỗ Tương
Như vậy Vọng Phu xóa bỏ sự phân cách giả tạo giữ những đặc tính nam nữ. Vì không thấy Con Người trong việc phối hiệp vợ chồng, mà chỉ thấy từng cá nhân đơn độc, nên những dị biệt nam nữ đã trở thành dấu hiệu chia cách, hơn là sự mời gọi hiệp nhất. Sự phân cách đó đã đưa tới hậu qủa tai hại như trọng nam khinh nữ, coi việc chung là đặc quyền của nam nhi, coi phụ nữ chỉ xứng đáng quay mặt vào bếp, nuôi con thờ chồng. Trái lại Vọng Phu nhấn mạnh tới sự hiệp nhất bổ túc hỗ tương giữa nam và nữ. Chàng đi lo việc nước, không phải chỉ vì đó là bổn phận của người trai, mà còn vì chàng được nàng ủy thác. Cũng vậy, chàng ra đi không phải để trốn tránh việc nhà, mà vì đã có nàng gánh vác thay chàng. Trong chàng có nàng và trong nàng có chàng. Mỗi người đều ủy thác và nhận ủy thác. Họ phân công trong tòan bộ, trong liên nhiệm của hai người đã hiệp nhất Thành Một Đơn Vị xã hội.
- Gia Đình Và Con Người
Chàng đã lên đường. Với hệ thống giao thông và liên lạc thô sơ thời xưa, ra đi là biệt tăm. Vì vậy, nàng chờ chàng từng ngày. Chiều chiều, khi công việc nhà đã tạm yên, nàng bồng con đứng ngóng, mong được thấy bóng chồng thấp thoáng ở cuối chân trời. Có hình ảnh nào cảm động bằng cảnh người vợ hiền bồng con đứng ngóng chồng trong lúc chiều tà. Hình ảnh đó bộc lộ niềm nhớ thương và chung thủy của nàng. Bồng con, qua đứa con, nàng đang ôm ấp mối tình dạt dào của hai vợ chồng. Bóng hai mẹ con kéo dài trên mặt đất càng tô đậm nỗi co6 đơn lạnh lẽo của nàng trong lúc đêm về. Nàng chờ, chờ từng ngày, từng đêm. Sự thiếu vắng của chàng trong cuộc sống hàng ngày, trong những sinh họat cần có chàng, lại càng làm nàng thương nhờ nhiều hơn. Tuy vắng mặt, nhưng chàng vẫn luôn luôn hiện diện trong tâm tưởng, trong cuộc sống của nàng.
- Có Nhau Từng Ngày
Sự thương nhớ này chẳng những nói lên tình yêu thương chung thủy, mà còn bộc lộ một đặc tính thiết yếu của Tình Vợ Chồng. Tình vợ chồng chẳng những kết hiệp hai thể xác và hai tâm hồn, mà còn phải luôn được thể hiện trong cuộc sống từng ngày. Tình yêu chỉ thực sự bền vững khi con người Có Nhau Từng Ngày, chấp nhận nhau từng ngày và chia sẻ với nhau cuộc sống từng ngày của nhau. Chỉ khi nào hai người có nhau từng ngày, tin tưởng vào quyết tâm thể hiện thực sự tình yêu cho nhau, bất chấp thời gian, bất chấp hòan cảnh, thì khi đó tình yêu mới trọn vẹn, đời sống vợ chồng mới thực sự hạnh phúc, tràn đầy, và tăng triển.
- Gia Đình Thiết Yếu
Hơn nữa, việc nàng nhớ chàng từng ngày lại nhấn mạnh tới sự thiếu vắng khi người chồng đã ra đi. Hai mẹ con không thể yên tâm vui sống khi vắng chồng vắng cha. Sự thiếu vắng này chẳng những không suy giảm mà còn gia tăng với thời gian. Nàng thiếu chàng, nàng chờ chàng. Nhưng không chỉ chờ vì thương nhớ, mà còn chờ chàng sớm làm xong phận vụ của chàng. Trong khi thay chồng làm việc nhà, nàng tin chắc chàng cũng đang chu tòan phần việc chung của cả hai người. Hình bóng chàng về, không chỉ là hình bóng của người chồng thân yêu, mà còn đậm nét hiên ngang của một chàng trai Việt trở về, sau khi chu tòan bổn phận của mình và của gia đình đối với làng nước. Đây là tuyệt đỉnh tôn vinh tính cách thiết yếu và trường cửu của gia đình. Chỉ khi nào là thành phần của một gia đình, với yhai cuộc sống vợ chồng hiệp nhất, thì Con Người mới thực sự sống trọn vẹn cuộc sống của mình. Gia Đình Là Nền Tảng Cuộc Sống Con Người.
- Thiên Chức Làm Mẹ
Nàng bồng con chờ chồng đến nỗi cả hai mẹ con đều hóa thành đá. Nếu là thực tế, thì sau độ mươi năm, đứa con đã khôn lớn, nhưng trong Vọng Phu, mẹ vẫn bồng con dẫu đã ngàn năm. Đây chính là hình ảnh tô đậm trách nhiệm và niềm tự hào của thiên chức làm mẹ. Cho đến ngàn năm, nàng vẫn hãnh diện và nâng niu cái diễm phúc cảm nhận mình đang bảo bọc, nuôi dưỡng và dạy dỗ con thơ ngay trong chính bản thân mình. Sự yêu thương đùm bọc đó không chỉ hiện hữu khi đứa con còn bé bỏng, mà lại gia tăng theo thời gian và kéo dài tới ngàn năm.
- Có Mãi Ngàn Năm
Chuyện hai mẹ con chờ chồng chờ cha đến thành hóa đá còn nói lên sự quý trọng và quan niệm sống nền tảng của văn hóa Việt. Trong Chính Thuyết Tiên Rồng, người Em ở Trầu Cau đã chết cho gia đình người anh, nên thành tảng đá vôi; nàng Mỵ Châu vì quá thương chồng mà máu hóa ngọc trai; Trương Chi ôm mối tình câm chung thủy, nên tim cũng thành ngọc. Tất cả những đá ngọc đó, tất cả những kết tinh của tình người đó, lại đều chờ đợi để kết hiệp với người thương. Đá vôi chờ được nhai chung với trầu cau. Tim ngọc của Trương Chi chờ được hòa tan với giọt nước mắt Mỵ Nương. Giọt ngọc Mỵ Châu lại chờ được ngâm mình trong nước giếng Trọng Thủy. Tất cả đều hóa đá để chờ. Nàng Vọng Phu cũng chờ. Nàng chờ tới ngàn năm. Cho đến ngàn năm, Tình Vợ Chồng của nàng vẫn bền vững. Sương gió giãi dầu, thời gian mòn mỏi, nhưng chẳng những không làm tiêu hao niềm thương nhớ, mà trái lại, còn làm cho mẹ con nàng, cho chính tình yêu chung thủy của nàng, vươn cao lên thành núi.
- Tạo Thành Đất Nước
Việc hai mẹ con nàng vươn thành núi cao lại là hình ảnh tuyệt vời của địa vị Gia Đình trong cuộc sống Xã Hội. Núi cao nhắc nhớ Mẹ Tiên đem năm mươi con lên núi, Mẹ Tiên ở núi. Nhưng nơi đây, chính Mẹ đã vươn thành Núi Non, chính Mẹ góp phần cho Đất Nước rộng lớn thêm. Cha ra đi lo tròn việc Nước, thì Mẹ ở nhà hóa thành Non cao. Nhờ có Mẹ Cha nên mới có Non Nước, giang sơn. Đất Nước thành hình và phát triển, chính là do những cặp vợ chồng cùng nhau Sống Trọn Tình Nhà Tình Nước, sống trọn Vọng Phu.
- Hòn Vọng Phu
Văn hóa Việt đã luôn sống thực Vọng Phu. Gia Đình luôn chiếm địa vị cao nhất trong xã hội Việt. Nhờ kết hiệp thành một Gia Đình kiên vững, cả người nam lẫn người nữ mới có thể sống trọn vẹn cuộc sống của chính mình. Nhờ gia đình, nam nữ chẳng những không xung khắc nhau, mà trái lại, bổ túc nhau để chu toàn mọi chức năng của Con Người. Công tác khác nhau, nhưng tương trợ, hòa hiệp. Cũng vì tầm quan trọng và thiết yếu bậc nhất của Bài Học Gia Đình, nên bất cứ hình thức nhắc nhớ nào, cũng được Tổ Tiên chúng ta đặt tên là Hòn Vọng Phu. Để diễn tả và tôn vinh vai trò của cả hai vợ chồng, không có hình ảnh nào ý nghĩa và cao qúy hơn Hòn Vọng Phu. Không còn hình ảnh nào súc tích và cảm động hơn để nhắc nhớ Tình Nghĩa Vợ Chồng bằng Hòn Vọng Phu. Gia Đình, chớ không phải từng cá nhân, là nền tảng của Cuộc Sống Con Người, và của Tổ Chức Xã Hội Lòai Người.
7. Truyền Thuyết Trương Chi Nguyên Lý Lập Thân
Với Huấn Ca Trương Chi, Tổ Tiên bàn chuyện trái tim, nơi thâm sâu nhất, căn cội hạnh phúc của con người. Chuyện kể chàng chèo đò tàn tật họ Trương có tài thổi sáo, với mối tình người đẹp nhà giầu Mỵ Nương.
Không tình yêu con người không thể sống. Trong tình yêu con người luôn sống. Tình yêu quyết định sự sống con người. Có tình yêu đời sống con người mới thật là sống, biết sống, và quý trọng sự sống.
Mỵ Nương ngày đêm mơ mộng chàng lái đò tài ba với tiếng tiêu tiên vũ rồng bay, tưởng nhớ hình bóng chàng phi công tác chiến tài năng, khôi ngô tuấn tú để ngự trị trong vòng tay ngọc than ngà của nàng. Rồi chàng cũng ước nguyện cùng nàng chung sống trong túp lều tranh hai trái tim vàng và cuộc đời thanh nhàn bên bờ Sông Tương, với sự nghiệp hành nghề đưa khách qua sông.
Trai Tài Gái Sắc! Ngưu Lang Chức Nữ! Môn Đăng Hộ Đối! Định mệnh phũ phàng!
Nhưng khi được gặp mặt Trương Chi thì nàng bỗng dửng dưng, vì nhìn chàng khác với người trong mộng. Nhưng tiếng sét ái tình lại làm Trương Chi thương nhớ và ngậm ngùi ôm mối tình câm. Tình đầu, lãng mạn, đẹp và buồn làm sao, rồi chàng đã chết trong tẻ lạnh! Tình tuyệt vời và tuyệt vọng! Đã biến trái tim chàng thành chén ngọc. Chàng vẫn mãi chèo đò trong chén ngọc với tiếng tiêu oán thương sầu nhớ. Chàng đã chết vì nàng! Chàng trọn tình chung thủy với nàng! Nhận tin sét đánh Mỵ Nương thẫn thờ, than vắn thở dài và thôi thúc nàng xuất hành tới thăm Trương Chi. Nghe chuyện kể, nàng nhìn chàng lái đò trong chén ngọc và ngậm ngùi nhỏ lệ. Chàng chờ nàng được giọt nước mắt của người yêu, chén mới tan, tình mới trọn! Ai dám bảo Tổ Tiên khô cằn sỏi đá? Lìa xa tâm hồn con người? Dầu bất cứ hoàn cảnh hay lý do gì mà đôi nam nữ gặp nhau, ngay cả cảnh ngộ ngỡ ngàng hay cuộc sống khác biệt. Nếu hai người biết chấp nhận cho nhau, biết thực tâm tìm hiểu lẫn nhau, biết cảm thông cho nhau thì cuộc tình mới mỗi ngày tăng trưởng và thêm hạnh phúc. Ngược lại cuộc tình cho dù có được khởi sự tốt đẹp mà mỗi người lại tự đóng khung trong ốc đảo, so sánh hơn thua thì ngày càng xây bức tường ngăn cách và đổ vỡ. Khi yêu nhau vợ chồng phải ứng dụng nguyên tắc nhận thực chính mình trong cuộc sống hằng ngày, chỉ thấy con người, chỉ lấy con người làm tiêu chuẩn căn bản để nhận diện, chớ không vì gái tham tài, trai tham sắc như bao xã hội đương đại. Ngoài ra vợ chồng còn phải dùng tài năng và của cải để giúp cho nhau thăng tiến trong cuộc sống lứa đôi, chung hưởng cuộc sống, kết hai cuộc sống thành một cho dù bất cứ ở hoàn cảnh nào. Chấp nhận cho nhau, không vì bất cứ lý do gì mà lìa nhau. Sẵn sàng chết cho nhau. Mãi mãi có nhau. Khi vợ chồng biết đối xử với nhau như vậy thì Tình Yêu mới thực sự trọn vẹn, cuộc sống mỗi ngày tăng thêm hạnh phúc, bền vững bên nhau. Tóm lại, chuyện chàng rồng Trương Chi chết vì tình, Tổ Tiên xác tín về đời sống Bản Thân, nền tảng hạnh phúc Con Người, và đề ra những nguyên tắc sống thực nhằm bộc lộ và phát triển Tình Yêu của con người trong Xã Hội Đồng Bào. Bọc Mẹ Trăm Con: Một là Trăm và 100 mà là 1. Mình sống vì mọi người, và mọi người vì mỗi người. Xin hỏi quý bạn có được không vậy? Ở cấp Tình Nước, những người an dân thịnh nước như Tiên Dung Chử Ðồng thành Tiên, Phù Ðổng thành Thần. Tiên, Thần là phần thưởng công, phần thăng hoa hay tinh túy của linh thiêng. Ở cấp Tình Nhà, Trầu Cau qua chuyện người em hóa đá, máu Mỵ Châu trọn tín thác chồng thì hóa ngọc, trái tim Trương Chi ôm mối tình câm, chỉ vì con người phân chia đẹp xấu, giầu nghèo thì cũng hóa ngọc. Ðá, ngọc là kết tinh, tinh túy của vật chất! Nói đến cả hai phần vật chất và tinh thần của con người, được thăng hoa thành đá, thành ngọc, thành tiên, thành thần thì chúng ta lại trở về với con người Tiên Rồng – con người thật trong bộ ba nền tảng. Vậy có sự an ủi và niềm hãnh diện nào hơn là chúng ta được làm con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt – được gọi chung là Con Cháu Tiên Rồng.
4. Huấn Ca Tiết Liêu
Thứ tư: Tình Nước
sáng tươi
Cũng trong buổi hội
hoa đăng
5. Huấn Ca An Tiêm
6. Huấn Ca Vọng Phu
Ðơn sơ hát khúc tình lòng [580] Diễn phần Trường Cửu như trong đề tài Bồng con ru điệu Nam Ai Trông chồng – thương mãi thương hoài ngàn năm Quê nhà – em vốn lo chăm Quản chi bao chốn xa xăm tảo tần [585] Nuôi con – phụng dưỡng song thân Ruộng vườn canh tác – mộ phần sửa sang Việc nhà cho chí việc quan Chiều chiều đứng ngóng tin chàng phương xa Eo xèo chì bấc rầy rà [590] Vững chân bàn thạch – nàng là Vọng Phu Hóa thành núi đá ngàn thu Trông ra cửa biển mịt mù lửa binh Vào thời đất nước chiến chinh Bao chàng trai Việt đáp tình non sông [595] Gĩa nhà thực hiện nghĩa công Tỏ phần “biến hóa” của Rồng là đây Gia đình – nền tảng dựng xây Việc chung làm trọng niềm tây phải nhường Quê hương lâm cảnh tai ương [600] Giúp chồng – ra tuyến tiền phương diệt thù Hậu phương – em tiếp quân nhu Ẵm con mong đón chiến khu khải hoàn Nước nhà – phận sự song toàn Chồng nào vợ nấy – lo toan đắp bồi [605] Và nền văn hóa thăng ngôi Chức năng nam nữ – hiệp đôi Tiên Rồng Gia đình thể hiện việc công Tình nhà tình nước – vợ chồng cùng xây Khác nền văn hóa phương Tây [610] Phong trào giải phóng đã gây sai lầm Con người – tan nát lương tâm Cộng đồng cực hóa – dương âm một chiều Ngụy danh – chính sách thủ tiêu Chức năng làm mẹ – tạo điều nguy cơ [615] Khiến người con gái bơ vơ Hóa thân đực rựa – hững hờ quyên sinh Phá tan hạnh phúc gia đình Biến thành loài thú dục tình mà thôi Trầu Cau – nền tảng lứa đôi [620] Thương nhau trọn kiếp – chết rồi vẫn thương Như em – gia đạo kính nhường Hóa thành Người Ðá – thăng hương chan hòa Vọng Phu – trọn đạo nước nhà Biến lên Núi Ðá – thăng hoa trọn đời [625] Tổ Tiên nhắn nhủ những lời Chức năng cha mẹ – góp đời Ðứa Con Chẳng như cảnh vợ chồng son Ðứa Con – biểu tượng Sống Còn Nước Dân Nói lên diễm phúc tuyệt trần [630] Góp cho xã hội – sứ nhân Con Người Kìa trông thiếu phụ đôi mươi Thương chồng – thương với tiếng cười trẻ thơ Ðảm đang kết chỉ se tơ Tháng năm sừng sững nàng chờ chinh phu [635] Ðăm chiêu đứng ngóng chiến khu Mong chàng hăng hái diệt thù cứu nguy Việc chung – chồng xướng vợ tùy Tiên Rồng Song Hiệp – hội quy Ðồng Bào Anh thời việc nước đề cao [640] Giúp em – thể hiện phần nào làm dân Em ơi – đang gánh góp phần Giúp anh – làm trọn nghĩa ân với nhà Nước non – phận sự đôi ta Cùng nhau gánh vác sơn hà Việt Nam [645] Nghĩa công – chồng vợ cùng làm Rồng sống nhờ nước – như Vàm Cửu Long Trổ tài vùng vẫy khắp giòng Tỏ phần biến hóa – mà hòng gặp Tiên Non cao Hòn Vọng Phú Yên [650] Bồng con – nàng đợi đoàn viên cùng chàng Nước non – cơ nghiệp của nàng Chàng đi vì nước – vì nàng mà đi Cho nên lý tưởng thực thi Tiên Rồng Nền Tảng chẳng vì lợi danh [655] Chẳng như xã hội hiện hành Tham gia chiến đấu chỉ tanh mùi tiền Tạo ra cảnh sống đảo điên Nhìn nhau gía trị đồng tiền mà thôi Tích truyền – hướng dẫn khúc nhôi [660] Chồng nào vợ nấy – xứng đôi Tiên Rồng
7. Huấn Ca Trương Chi
Vang lên sóng nước Cửu Long Tiếng tiêu sầu nhớ nỗi lòng Trương Chi Nhạt khoan theo tuổi xuân thì Rộn ràng chèo chống cũng vì tình nhân [665] Lênh đênh trôi nổi xa gần Thuyền rồng lẻ bóng thoáng phần gặp tiên Cũng ngay trong phút giao duyên Mỵ Nương – say đắm triền miên tháng ngày Mơ chàng trai đẹp làng này [670] Mộng chàng nghệ sĩ tỏ bày tâm tư Sánh duyên với bậc tiểu thư Trai tài gái sắc – đẹp như tình hồng Sớm mai – chớm buổi lập đông Thiên hương – gặp mặt chàng rồng Trương Chi [675] Ngỡ ngàng – duyên phận so bì Gặp chàng tàn phế – nàng thì dửng dưng! Chàng Trương, trái lại thầm mừng Say mê người đẹp – ngỡ chừng tơ duyên Thế rồi nhung nhớ triền miên [680] Khiến chàng chết gục trong niềm yêu thương Trái tim – chén ngọc chàng Trương Ðưa đò thổi sáo – hiện trường tình ca Ước mong xum họp một nhà Nước non xa cách – tình ta chia lìa [685] Thương chàng nghệ sĩ canh khuya Mỵ Nương nhỏ lệ - sao kìa chén tan Âm dương – xa cách muôn ngàn Khi tình song hiệp – hòa chan Tiên Rồng Tổ Tiên diễn đạt tình hồng [690] Tích truyền hướng dẫn cộng đồng yêu thương Trái tim – lẽ sống chàng Trương Căn nguyên hạnh phúc – tỏ tường là đây Con Người – nền tảng xum vầy Tình yêu – nguyên tắc dựng xây cuộc đời [695] Sống trong xã hội đương thời Lắm tên tàn ác – sống rời thương yêu Nguyên do khoa học lầm điều Con người phản xạ theo chiều thú y Tạo ra xã hội suy vi [700] Yếu thua mạnh thắng – là vì không yêu Ðấu tranh giai cấp khê nhiêu Làm cho đời sống thủ tiêu Tình Người Tiên Rồng chánh thuyết tuyệt vời Thân Thương Bình Ðẳng là lời sống chung [705] Trở thành nguyên lý tột cùng Toàn dân chung hưởng – khắp vùng yêu thương Trải qua thời buổi nhiễu nhương Lai căng văn hóa khinh thường tình yêu Tống Nho – lập luận một chiều [710] Trọng nam khinh nữ – xóa điều Trầu Cau Môn đăng hộ đối – mè màu Phá tan chánh thuyết – còn đâu Chử Ðồng Gia đình – phân hóa vợ chồng Tam tòng tứ đức – Tiên Rồng lãng quên [715] Chử Ðồng – nền tảng nói lên Gặp nhau trọn vẹn – đôi bên “đi tìm” Con người sống thực trong tim Tiên Rồng hoàn chỉnh – đắm chìm tình yêu Trương Chi – khác hẳn một điều [720] Hai người đôi ngã – tình nhiều trái ngang Thương ai trong cảnh phũ phàng Nhớ ai mà nhớ có nàng Mỵ Nương Trở về sinh hoạt – ngày thường Chàng Trương – ray rứt nhớ thương cô nàng [725] Tương tư lá ngọc cành vàng Dẫn chàng tiến tới thiên đàng tình yêu Mộng mơ nhan sắc diễm kiều Khiến chàng chết đứng trong chiều thu sương Trái tim hóa ngọc yêu thương [730] Giúp chàng sống mãi trên đường ái ân Quản chi năm tháng tảo tần Ðưa đò thổi sáo đơn thân đợi chờ
Tích truyền – người đẹp mộng mơ Sống trong nhung lụa – nàng chờ bóng ai [735] Chiêm bao hiện rõ hình hài Về chàng nghệ sĩ xấu trai hôm nào Bởi nàng trả gía thấp cao Khiến chàng gục chết – để vào tình thương Làm người sáng tỏ bước đường [740] Sống thiêng thác gởi – tinh tường nơi đây Lạ thay! Tình được xum vầy Khi nàng bật khóc đáp đầy tình yêu Lạ thay – người đẹp diễm kiều Vừa rơi giọt lệ mỹ miều khóc thương [745] Phút giây nhắc nhớ chàng Trương Chén tan tình trọn – âm dương hợp hòa Tích truyền – nhắc đến thăng hoa Cảm thông chấp nhận – nhạt nhòa tình yêu Cuộc tình gắn bó sớm chiều [750] Cho nhau trọn vẹn – sống điều Thân Thương Tình-chân-thiện-mỹ là đường Con người sống thực – kỷ cương thuận hòa.
Xin mời đọc tiếp
1. Không Tạc Lộc Ninh 2. Đức Tính Lãnh Đao
3. Truyền Thuyết Nền Tảng 4. Truyền Thuyết Sống Thực
5. Truyền Thuyết Phục Hưng 6. Nguồn Gốc Con Người
7. Thời Đại Con Người 8. Thời Đại Săn Hái
9. Thời Đại Nông Nghiệp 10. Thời Đại Công Nghiệp
11. Thời Đại Tín Nghiệp 12. Thời Đại Việt Nam
|
||||
|
||||
|